agribank-vietnam-airlines

Mỹ có thể thiệt hại 415 tỷ USD/năm do chủ nghĩa bảo hộ

H.H
H.H  - 
Kết quả nghiên cứu của Viện Bertelsmann công bố ngày 13/9 cho thấy các biện pháp bảo hộ mậu dịch do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể gây ra thiệt hại nặng nề không  chỉ cho kinh tế Mỹ mà cả nền kinh tế toàn cầu.
aa
Mỹ có thể thiệt hại 415 tỷ USD/năm do chủ nghĩa bảo hộ
Ảnh minh họa

Theo kịch bản xấu nhất, chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump có thể làm giảm 2,3% (415 tỷ USD) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ trong dài hạn.

Viện Bertelsmann có trụ sở tại Guetersloh đã thuê Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo danh tiếng đánh giá những tác động của các rào cản thuế quan và phi thuế quan mà ông Trump áp dụng trong thương mại quốc tế.

Theo kịch bản có mức độ thiệt hại thấp nhất, trong đó Washington chỉ tiến hành đàm phán lại những thỏa thuận nền tảng của Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thu nhập bình quân đầu người thực tế hàng năm vẫn giảm 0,2% (tương đương 125 USD). Canada là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những thay đổi NAFTA, với mức thiệt hại 1,5% thu nhập bình quân thực tế (730 USD/năm) đối với mỗi người dân. Về tổng thể, GDP của Canada có thể giảm 26 tỷ USD, so với mức giảm 40 tỷ USD đối với Mỹ.

Ngược lại, các nước khác có thể hưởng lợi từ mâu thuẫn thương mại giữa các thành viên NAFTA, bao gồm Canada, Mexico và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Đức vào Mỹ có thể tăng 3,2%, trong khi đó GDP của Đức có thể tăng 1 tỷ USD.

Nếu chính quyền Mỹ lựa chọn một cách tiếp cận theo chủ nghĩa bảo hộ đối với tất cả các đối tác thương mại của mình, những thiệt hại về kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Việc tăng 20% các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới sẽ làm giảm 40% đến 50% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đến hầu hết các nước trên thế giới do những thua thiệt về khả năng cạnh tranh.

Diễn biến trên có thể được phản ánh bởi mức giảm 1,4% trong dài hạn đối với thu nhập bình quân đầu người (780 USD) và 250 tỷ USD đối với GDP. Nước Đức có thể bị thiệt hại 0,7% thu nhập bình quân đầu người (275 USD) và 22 tỷ USD đối với GDP.

Kết quả mô hình hóa tác động của các biện pháp trả đũa tương ứng đối với một chính sách bảo hộ như trên do Viện Bertelsmann tiến hành (với giả định các rào cản thuế quan và phi thuế quan tăng 20%) chỉ ra rằng GDP của Mỹ có thể bị giảm 415 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người trên thực tế ở Mỹ giảm 2,3% (1.300 USD) so với mức giảm 3,9% (1.800 USD) ở Canađa và 0,4% (160 USD) ở Đức.

H.H

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data