Một khí thế mới, quyết tâm mới trong giai đoạn mới vượt khó đi lên
![]() | Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn do Covid-19 |
![]() | Chính phủ luôn coi sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên hàng đầu |
![]() |
Có thể nói cuộc họp ngày hôm nay, thêm một lần nữa Chính phủ nhiệm kỳ này mở "hội nghị diên hồng" để cùng bàn, cùng giải quyết khó khăn và đưa đất nước phát triển. Hội nghị này bàn về các giải pháp, nhiệm vụ cho 4 nội dung lớn ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch Covid-19 tới các mặt của đời sống xã hội.
Theo Thủ tướng, tăng trưởng 3,82% của quý I/2020 là đáng khích lệ trong bối cảnh hiện nay, nhưng vẫn còn thấp, nhất là với một số địa bàn, ngành gặp nhiều khó khăn. Cho nên, cùng với quyết tâm thì sự chỉ đạo phải cụ thể, sáng tạo hơn trên tinh thần biến nguy cơ thành thời cơ, tái cơ cấu nền kinh tế với những giải pháp mạnh mẽ trong từng ngành, từng xí nghiệp.
Chia sẻ về khó khăn, lãnh đạo tỉnh Cần Thơ bày tỏ: Dự báo thiệt hại do dịch bệnh gây ra đáng lo ngại, nhưng điều đáng lo ngại hơn chính là “sức khoẻ” của doanh nghiệp, việc làm, thu nhập của người lao động.
TP. Cần Thơ có 435 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19. Trong đó, 329 cơ sở tạm ngưng hoạt động có thời hạn; 104 cơ sở ngưng họat động 104 cơ sở và số đã giải thể là 32. Giải ngân vốn đầu tư công chỉ được 8,7%.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt được. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%. Một số chỉ tiêu vĩ mô khác cũng bị tác động mạnh.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các phát biểu của bộ, ngành, địa phương là đúng hướng, thể hiện sự quyết tâm trong bối cảnh dịch Covid-19. Nhưng, Thủ tướng cũng yêu cầu: “Trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần quyết tâm chống dịch Covid-19, tổ chức sản xuất nhưng không để lây nhiễm; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 16/CT-TTg, tiếp tục giãn khoảng cách xã hội nghiêm túc nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không ngăn vận chuyển hàng hoá, vật tư thiết bị”.
Thủ tướng cũng nói rằng, ngày 15/4 tới, nếu tình hình thay đổi sẽ có quyết sách mới. Thủ tướng đề nghị cùng chung sức đồng lòng, phối hợp chặt chẽ, quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện với tinh thần dịch bệnh làm khó khăn gấp đôi thì chúng ta phải cố gắng gấp ba...
Tại hội nghị, các địa phương đã nêu lên 91 kiến nghị. Thủ tướng đánh giá đây là những kiến nghị rất cụ thể, hết sức đúng. Chính phủ sẽ trực tiếp tháo gỡ 91 kiến nghị này.
Thủ tướng khẳng định tiếp tục khuyến khích xuất khẩu gạo có kiểm soát nhưng phải bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời bảo đảm quyền lợi của nông dân, nhất là ở miền Tây Nam bộ.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu: “Chúng ta phải tìm thị trường mới, đổi mới cách làm, thay đổi thói quen công việc, chuyển một số dự án đầu tư đối tác công-tư (PPP) thành đầu tư công hoặc ngược lại. Xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội”. Bên cạnh đó là bảo đảm sản xuất và lưu thông thuận lợi, cần xử lý nghiêm đầu cơ tăng giá, nhất là tăng giá thịt lợn.
Đồng thời, cần chú ý đẩy mạnh sản xuất cả công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu là chú trọng hơn nữa thị trường trong nước. Quan tâm thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn. Chú ý đẩy mạnh công tác đối ngoại, nhất là trong bối cảnh năm nay Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN; đẩy mạnh quan hệ với hai nước Lào, Campuchia.
Truyền thông cũng được Thủ tướng nhắc đến với yêu cầu phải đổi mới hơn nữa, tạo nên động lực mới, đồng thuận toàn xã hội. Thủ tướng tin sẽ có một khí thế mới, quyết tâm mới trong giai đoạn mới vượt khó đi lên, bảo đảm sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép: đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cho biết, ngay sau hội nghị này sẽ có một nghị quyết mới của Chính phủ mang hơi thở cuộc sống và ý chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị sẽ được thể hiện ngay sau hội nghị này.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các bộ, ngành khẩn trương xây dựng các kịch bản để phục hồi, đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần tới, nhất là các địa bàn trọng điểm phải có đóng góp; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ tổng hợp các khó khăn, vướng mắc các đề xuất kiến nghị, đề xuất của các địa phương, cộng đồng DN để đưa vấn đề vào một một số lĩnh vực của Nghị quyết của Chính phủ; có văn bản trả lời 91 kiến nghị của địa phương để tạo thuận lợi cho các ngành, địa phương thực hiện. Thủ tướng tin rằng, sau hội nghị này, những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước đưa ra sẽ đi vào cuộc sống tốt nhất, trực tiếp nhất, nhanh nhất, chống thất thoát, tham ô, lãng phí.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới
