Mối lo phí logistics “leo thang”
![]() | Tìm cách gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu |
![]() | Rào cản logistics |
![]() | Logistics Việt đón vận hội mới |
“Ăn mòn” lợi nhuận
Giá dầu thô thế giới vừa tăng lên mức cao nhất trong hơn 7 năm qua, vượt ngưỡng 105 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại nguồn cung năng lượng có thể bị gián đoạn khi chiến sự giữa Nga - Ukraine đã xảy ra. Điều đó có nghĩa, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi mức phí logistics sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Điều này kéo theo giá cả hàng hóa sẽ tăng cao và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 4/2022, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục dự báo trong khoảng 30 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, nếu cước tàu tiếp tục đứng ở mức cao như hiện tại và tăng thêm thì giá cá tra nguyên liệu cũng khó có thể tăng thêm hơn nữa. Nguyên nhân là do cá tra Việt Nam hiện phải cạnh tranh ở nhiều thị trường như Mỹ, EU hay Canada.
![]() |
Phí logistics có thể thiết lập mức giá mới vào tháng 3 hoặc tháng 4 do giá dầu thô tăng mạnh |
Hay với ngành tiêu, cà phê, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Phúc Sinh ước tính, tăng trưởng xuất khẩu cà phê năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 30-40%. Nhu cầu thị trường thế giới tăng lên, sản lượng Việt Nam có thể đáp ứng nhưng vấn đề đang gặp phải là cước vận chuyển quá cao. Hiện, chi phí vận chuyển đã đắt hơn 10-12 lần so với bình thường. Sắp tới có thể tiếp tục tăng thêm do giá dầu thô tăng mạnh.
Còn với ngành dệt may, ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) chia sẻ, chi phí logistics sẽ thiết lập mặt bằng giá mới trong tháng 3 hoặc tháng 4. Hiện, giá logistics vận chuyển đi Mỹ là 20 nghìn USD/container, đi châu Âu dao động trong khoảng 17 - 18 nghìn USD/container.
Giá xăng dầu tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chi phí xuất khẩu, chi phí nhập khẩu nguyên liệu. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều đó, đồng nghĩa là doanh nghiệp có nguy cơ lỗ hoặc chỉ hòa vốn khi thực hiện các đơn hàng đã ký. “Nhưng dù có thiệt hại trước mắt thì chúng tôi vẫn phải làm để giữ đơn hàng, giữ đối tác khi thị trường mới hồi phục”, ông Việt khẳng định.
Giá dầu thô khó hạ nhiệt
Đánh giá tác động căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích của Yuanta Việt Nam nhìn nhận, nguồn cung ứng hàng hóa hiện nay của Nga cho EU phần lớn liên quan đến dầu và khí. Nếu trong trường hợp mâu thuẫn thương mại xảy ra, EU sẽ không nhập dầu và khí của Nga nữa thì điều này sẽ làm giảm nguồn cung tại khu vực châu Âu, khiến giá dầu tăng. Khi giá dầu tăng, đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, đẩy sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu tăng lên.
Cụ thể, theo tính toán khi giá xăng dầu tăng 10% (cố định các yếu tố khác) thì lạm phát của nền kinh tế sẽ tăng khoảng 0,87% - 0,9%; Tác động đối với tổng chi phí của nền kinh tế tăng khoảng 0,352%. Đối với những lĩnh vực sản xuất cụ thể sử dụng nhiều xăng dầu, nếu giá xăng dầu tăng 10% sẽ đẩy giá thành sản phẩm tăng, tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh và mặt bằng giá thị trường.
Như vậy, áp lực lạm phát sẽ gia tăng trong thời gian tới, ông Minh nhận định.
Về mặt tích cực, chắc chắn là nhóm ngành dầu khí sẽ khởi sắc, trong thời gian vừa qua khi giá dầu tăng đã thúc đẩy hoạt động khôi phục sản xuất dầu, như vậy những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, sản xuất dầu khí sẽ phát triển.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đánh giá, khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài, giá dầu mỏ, nhiên vật liệu trên thế giới sẽ tăng lên trong thời gian tới và đây cũng chính là điều đáng lo ngại nhất với Việt Nam. Giá dầu mỏ hiện thời "leo" lên giá hơn 100 USD/thùng và mức giá này có thể sẽ tồn tại tương đối lâu cho đến khi căng thẳng giữa hai nước hạ nhiệt thì giá dầu mới có thể quay trở lại mức bình thường.
Bên cạnh đó, việc giá dầu cao như hiện nay có thể khiến giá các nguyên vật liệu như sắt, thép cũng tăng theo và sẽ làm nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại từ đó khiến cho xuất nhập khẩu của Việt Nam trở nên khó khăn. Những điều này khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, ông Thịnh chia sẻ thêm.
Khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài, giá dầu mỏ, nhiên vật liệu trên thế giới sẽ tăng lên trong thời gian tới và đây cũng chính là điều đáng lo ngại nhất với Việt Nam. Giá dầu mỏ hiện thời "leo" lên giá hơn 100 USD/thùng và mức giá này có thể sẽ tồn tại tương đối lâu cho đến khi căng thẳng giữa hai nước hạ nhiệt thì giá dầu mới có thể quay trở lại mức bình thường. Việc giá dầu cao như hiện nay có thể khiến giá các nguyên vật liệu như sắt, thép cũng tăng theo và sẽ làm nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại từ đó khiến cho xuất nhập khẩu của Việt Nam trở nên khó khăn. Những điều này khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đánh giá |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
