agribank-vietnam-airlines

Mexico, EU và Canada trả đũa Mỹ

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh ngày càng nóng khi cả Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico đều có hành động trả đũa lại quyết định áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm của chính quyền Trump từ 1/6.
aa

Mexico “phản pháo”

Mexico vừa công bố áp thuế nhập khẩu 15-25% đối với các sản phẩm thép và một số mặt hàng nông nghiệp của Mỹ để trả đũa cho quyết định áp thuế nhập khẩu kim loại của chính quyền Trump.

Mexico, EU và Canada trả đũa Mỹ
Tổng thống Donald Trump

Mặc dù mức thuế quan này chỉ có trị giá khoảng 3 tỷ USD, nhưng lại tập trung chủ yếu vào các hàng hóa do các bang đã ủng hộ ông Trump và đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2016, trong khi chỉ còn không lâu nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11. “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng vấn đề này sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà lập pháp (Mỹ) ở cấp cao nhất”, một quan chức Mexico yêu cầu giấu tên nói với Reuters.

Cụ thể, mức thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người trồng táo Mỹ ở bang Washington, các nhà sản xuất pho mát ở California và các nhà sản xuất thịt lợn ở Iowa, Virginia và Colorado.

Táo là một trong 71 sản phẩm của Mỹ được Mexico nhắm tới. Năm ngoái, bang Washington đã xuất khẩu 126 triệu USD táo tươi sang Mexico với mức thuế suất 0% theo Hiệp định NAFTA.

Hàng rào thuế quan của Mexico cũng nhắm vào một số loại sản phẩm thịt lợn, một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Mexico và là một mặt hàng xuất khẩu chính từ Iowa và Colorado, nơi các đảng viên Cộng hòa phải đối mặt với những cuộc đua khó khăn. Colorado cũng đã xuất khẩu sang Mexico hơn 120 triệu USD các sản phẩm thịt lợn vào năm ngoái.

Tuy nhiên, hiện khoảng 90% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu 1,07 tỷ USD các sản phẩm thịt lợn của Mexico là đến từ Mỹ, nên để chuẩn bị cho động thái trả đũa này, Mexico sẽ nhập khẩu nhiều sản phẩm thịt lợn từ châu Âu, Bộ trưởng Kinh tế Ildefonso Guajardo cho biết hôm thứ Ba.

Theo đó, Mexico đã mở một hạn ngạch 350.000 tấn để nhập khẩu thịt từ các nước khác. Guajardo nói rằng hạn ngạch sẽ đáp ứng đủ nhu cầu cho phần còn lại của năm. “Nó chắc chắn sẽ đến từ châu Âu, từ một số nước châu Âu. Ý tưởng là để tránh tác động đến chuỗi cung ứng thịt cho công nghiệp chế biến để không có tác động đến người tiêu dùng”, Guajardo nói tại một sự kiện ở Mexico City.

Đầu năm nay, Mexico và EU đã đạt được thỏa thuận tạm thời về một thỏa thuận thương mại mở rộng với việc thêm các sản phẩm nông nghiệp bao gồm thịt lợn vào danh sách miễn thuế. Song thỏa thuận mới chưa có hiệu lực.

Sẽ chưa dừng lại…

Còn nhớ quyết định áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm từ 1/6 của ông Trump vừa được ban hành đã lập tức vấp phải sự phản ứng quyết liệt cũng như lời đê dọa sẽ trả đữa từ EU, Mexico và Canada.

Ngay sau khi quyết định thuế quan của Mỹ được công bố, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tuyên bố quyết định của Washington là không thể chấp nhận và EU sẽ áp đặt các biện pháp trả đũa. Ủy viên phụ trách thương mại của EU Cecilia Malmstrom cũng khẳng định các biện pháp đáp trả của EU sẽ cân xứng và phù hợp với quy định của WTO.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ trích gay gắt quyết định áp thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép của Mỹ là “bất hợp pháp và sai lầm”, đồng thời cảnh báo EU sẽ đáp trả “một cách mạnh mẽ và thích hợp”.

Trước đó vào thứ Năm tuần trước, tức là trước khi quyết định của Washington được ban hành Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng đã cảnh báo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, thuế quan của Mỹ đối với kim loại châu Âu là không hợp lý và nguy hiểm cho tăng trưởng và tự do thương mại.

“Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền Mỹ là liệu họ có muốn tham gia vào một cuộc xung đột thương mại với đối tác lớn nhất của họ, châu Âu”, Le Maire nói với các phóng viên sau khi gặp Ross ở Paris. Le Maire cũng lặp lại rằng EU sẽ thực hiện “tất cả các biện pháp cần thiết” để đáp lại nếu Mỹ quyết định áp đặt thuế quan.

Không dừng lại ở những lời đe dọa, EU đã lên kế hoạch áp thuế trị giá 3,3 tỷ USD lên hàng hóa của Mỹ, sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7. Trước đó, Canada cũng đã trả đũa lại quyết định áp thuế nhập khẩu kim loại của Mỹ bằng cách đề xuất mức thuế trị giá 16,6 tỷ đôla Canada đối với các sản phẩm xuất khẩu Mỹ, có thể có hiệu lực vào ngày 1/7.

Bên cạnh việc đánh thuế trả đũa, hiện cả EU, Canada và Mexico đều đã kiến nghị lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để giải quyết tranh chấp liên quan đến thuế quan kim loại của Mỹ.

Phòng Thương mại Mỹ cảnh báo, 2,6 triệu việc làm tại Mỹ đang bị đe dọa bởi lập trường cứng rắn của chính quyền Trump về nhập khẩu, dẫn đến nguy cơ Mỹ sẽ phải hứng chịu các mức thuế trả đũa của các đối tác thương mại. Theo một cuộc khảo sát của các CEO Mỹ, nhiều người đang thu hẹp quy mô tuyển dụng và chi tiêu của họ do lo ngại về một cuộc chiến thương mại.

Giới phân tích cũng cho rằng, thương mại sẽ là chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh G7 diễn ra ngày 8-9/6 tới và với diễn biến hiện nay, Hội nghị thượng đỉnh G7 có nguy cơ biến thành Hội nghị “6+Trump”.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data