Mastercard tăng cường bảo vệ chống gian lận cho các doanh nghiệp thương mại điện tử
![]() |
Dựa trên mối quan hệ cộng tác sẵn có về phát hiện gian lận thanh toán giữa hai đơn vị, Mastercard sẽ tích hợp giải pháp Payment Guarantee™(Đảm bảo thanh toán) và bảo vệ thanh toán của Vesta vào nền tảng dịch vụ cổng thanh toán Mastercard (MGPS).
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2023, khách hàng của MPGS ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được cấp quyền truy cập tùy chọn vào cả hai giải pháp chống gian lận, giúp bảo vệ toàn diện các giao dịch thương mại điện tử, đồng thời giảm toàn bộ chi phí thiệt hại do gian lận.
Với hơn 200 đối tác ngân hàng thanh toán trên toàn cầu và khả năng xử lý liền mạch các khoản thanh toán an toàn, bảo mật bằng hơn 170 loại tiền tệ trên hơn 30 phương thức thanh toán trực tuyến, trực tiếp hoặc trên ứng dụng, MPGS là nền tảng thanh toán đa kênh mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp – lớn và nhỏ – dễ dàng chấp nhận thanh toán từ mọi nơi trên thế giới, giúp họ phát triển và mở rộng sang các thị trường mới.
Ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành, Bộ phận Sản phẩm & Đổi mới sáng tạo, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard cho biết: “Nhằm cung cấp cho khách hàng của MPGS khả năng chống gian lận chắc chắn và tối ưu nhất hiện có, Mastercard cam kết duy trì quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy nhất trong ngành thanh toán, công nghệ và bảo mật – như Vesta.
Thông qua giải pháp có một không hai này, kết hợp quy mô và phạm vi tiếp cận của MPGS với khả năng chống gian lận ưu việt của Vesta trong một sản phẩm duy nhất, các doanh nghiệp có thể an tâm, đồng thời có thể tiết kiệm thời gian khi các giao dịch thương mại điện tử được bảo vệ hoàn toàn khỏi gian lận và rủi ro tài chính”.
Với giải pháp Payment Assurance™, các giao dịch được đảm bảo 100% chống lại các hình thức gian lận. Điều này có nghĩa là nếu một đơn đặt hàng gian lận được công cụ chấm điểm rủi ro nghiêm ngặt của Vesta chấp thuận thanh toán, Vesta sẽ chịu toàn bộ chi phí của giao dịch đó. Bằng cách loại bỏ rủi ro và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản bồi hoàn gian lận, thiệt hại vì gian lận của các doanh nghiệp này sẽ giảm xuống bằng 0, cho phép họ tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến thay vì lo lắng về việc cố gắng tự ngăn chặn các vụ lừa đảo, gian lận.
Từ thời điểm khách hàng chọn "Đặt hàng" cho đến khi xác nhận đơn hàng cuối cùng, Payment Guarantee™ sẽ phân tích một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hàng nghìn tín hiệu riêng lẻ trong suốt quá trình đặt hàng của người dùng nhằm phát hiện ra các hình thức gian lận, đồng thời tăng cường chấp thuận cho các giao dịch thương mại trực tuyến hợp pháp, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Với ước tính tổng thiệt hại mà các doanh nghiệp phải gánh chịu do gian lận trong thương mại điện tử trên toàn cầu là hơn 48 tỷ USD vào năm 2023, trong đó 22% thuộc khu vực châu Á.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
