Mạnh tay cứu ngành mía đường
Không để mía đường bấp bênh mãi
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), niên vụ mía đường 2019/2020, tổng diện tích trồng mía trên cả nước đã giảm 18,4% so với niên vụ trước đó, dẫn đến sản lượng mía giảm đến 20%. Còn sản lượng mía nguyên liệu để sản xuất đường cũng giảm gần 3 triệu tấn/niên vụ (sản lượng mía chỉ đạt 7,600 triệu tấn mía so với mục tiêu là 9,700 triệu tấn). Không chỉ sụt giảm lượng mía và đường mà giá bán mía đường cũng liên tục giảm, trong khi giá đường trên thế giới từ tháng 6/2020 đã gia tăng đáng kể. DN sản xuất đường, người trồng mía Việt gần như luôn trong tình trạng khó khăn, vì giá mía, giá đường không đủ chi phí sản xuất.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân chính là thị trường Việt Nam tràn ngập đường giá rẻ từ nước ngoài tràn vào theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - ATIGA (phần lớn là đường từ Thái Lan, Indonesia, Philippines), cộng với đường nhập lậu và gian lận thương mại số lượng lớn vào Việt Nam, giá bán loại đường này luôn rẻ hơn đường sản xuất trong nước. Người dân vì vậy chuyển đổi cây trồng khác để giảm lỗ vì giá mía thấp. Ngành mía đường trong nước liên tục đuối sức từ 3 năm trở lại đây. Trên thị trường tiêu dùng, đường nội hoàn toàn không cạnh tranh được với đường ngoại, lượng đường tồn kho của DN luôn cao (khoảng 600.000 tấn/năm). Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VSSA), từ niên vụ mía 2019/2020, sản lượng đường của DN sản xuất từ mía đã giảm trên 34% (so với vụ trước), còn lại 1/3 lượng đường là sản xuất từ đường thô nhập khẩu.
Ông Nguyễn Văn Lộc - Tổng Thư ký VSSA cho biế́t, sau gần một năm Việt Nam thực hiện các cam kết trong ATIGA, xóa bỏ hàng rào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN (hiệu lực từ 1/1/2020), đường nhập khẩu đổ vào thị trường Việt Nam đến hàng triệu tấn, trong đó gần 90% là đường xuất xứ từ Thái Lan. So sánh giá, thì đường của Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam hiện là 334 USD/tấn. Mức này không chỉ rẻ hơn giá bán tại thị trường nội địa Thái Lan đang là 755 USD/tấn mà còn thấp hơn cả chi phí mua mía để sản xuất đường là 410 USD/tấn. Sau khi tìm hiểu kỹ việc sản xuất mía đường trong nước, đến việc tăng xuất khẩu vào Việt Nam của Thái Lan như hiện tại, VSSA nhận thấy, tính chất phá giá của đường Thái Lan bán vào thị trường Việt Nam đã rõ. Vì vậy, VSSA đã báo cáo và kiến nghị Bộ Công thương áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu, để bảo vệ sản xuất trong nước trước tác động bán phá giá của đường nhập khẩu (chủ yếu từ Thái Lan) gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành mía đường.
Và hành động cứu mía đường
Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), Bộ Công thương đã khởi xướng cuộc điều tra chống phá giá với mía đường từ Thái Lan vào thị trường Việt Nam, đây là mặt hàng có lượng nhập khẩu tăng gấp 6 lần cùng kỳ năm 2019. Tại Quyết định số 2466/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ký ngày 21/9/2020, sẽ điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ vương quốc Thái Lan. Cụ thể, từ tháng 8/2020 Bộ Công thương nhận được yêu cầu của đại diện ngành sản xuất đường mía trong nước, gồm 6 DN (là Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, Công ty cổ phần Mía đường 333 và Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng) về việc sản phẩm đường xuất xứ Thái Lan bán phá giá tại thị trường Việt Nam. Loại hàng hóa bị điều tra là sản phẩm mía đường, không giới hạn ở đường cát, đường mía, đường kính, đường thô, đường trắng, đường tinh luyện. Với cáo buộc thiệt hại, do lượng nhập khẩu từ nước bị điều tra tăng cả về tuyệt đối và tương đối. Có dấu hiệu về hiện tượng chênh lệch giá, ép giá và kìm giá. Các chỉ số đánh giá hoạt động của ngành mía đường sản xuất trong nước cho thấy sự suy giảm về doanh thu, lợi nhuận, bán hàng, sản lượng…
Hiện nay, vụ việc đang được nhanh chóng tiến hành các bước cần thiết. Các doanh nghiệp ngành mía đường và người trồng mía Việt Nam kỳ vọng, khi các biện pháp phòng vệ thương mại được triển khai chặt chẽ, người nông dân có thể bán được mía với giá tương đồng các nước tham gia ATIGA, lợi nhuận từ mía gia tăng, giúp họ yên tâm canh tác và gắn bó với cây mía hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo thu mua mía nguyên liệu và không bị ép bán lỗ đường trong kho.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh
