agribank-vietnam-airlines

M&A lấy đà để bật lên

Đức Ngọc
Đức Ngọc  - 
Năm 2020, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) có sự sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia dự báo, hoạt động M&A sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong năm 2021-2022 nhờ nhiều lực đẩy tích cực từ nội tại của nền kinh tế Việt Nam.
aa
ma lay da de bat len Để nắm ưu thế trên bàn đàm phán M&A
ma lay da de bat len M&A dồn vào lĩnh vực công nghiệp
ma lay da de bat len M&A: Nhà đầu tư Việt đang gia tăng mua lại

Khối ngoại dẫn dắt, khối nội tích cực

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức M&A sụt giảm tới 51,7% so với cùng kỳ năm 2019. Song nhìn chung với tổng giá trị 7,47 tỷ USD. Những con số khác cũng cho thấy kết quả không mấy sáng sủa về thu hút vốn ngoại qua hoạt động M&A. Số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6.000 lượt; giảm 37,6% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm từ 40,7% trong năm 2019 xuống 26,2% trong năm 2020.

ma lay da de bat len
Thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực nông nghiệp hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển

Một chuyên gia về đầu tư nước ngoài đánh giá, trong năm qua vốn ngoại vào Việt Nam theo hình thức M&A sụt giảm mạnh là điều dễ hiểu khi mà đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến nhiều kế hoạch đảo lộn. Sản xuất kinh doanh bị đình trệ đã khiến các nhà đầu tư cân nhắc lại kế hoạch đầu tư. Việc hạn chế hoặc chưa cho đi lại bằng đường hàng không do dịch bệnh phức tạp cũng khiến việc thực địa, khảo sát, tìm hiểu và đàm phán của nhà đầu tư bị gián đoạn. Đồng thời tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nên do dự mở rộng đầu tư.

Tuy nhiên, một điểm sáng trong bức tranh M&A là sự tham gia của các bên mua từ nhà đầu tư trong nước ngày càng tăng. Cụ thể, ngay trong những ngày đầu năm 2020, thương vụ chuyển nhượng vốn tại các công ty con của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HALG) cho ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) thông qua Công ty Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico) đã khiến giới đầu tư hết sức quan tâm, không chỉ vì đây là thương vụ đình đám giá trị 16.000 tỷ đồng, mà vì đây là một thương vụ M&A để ngành nông nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển.

Trong năm vừa qua, các thương vụ khác liên quan lĩnh vực tài chính, bất động sản, tiêu dùng mang tầm ảnh hưởng lớn không thể không nhắc tới là Masan Group mua lại Vincommerce (chủ sở hữu VinMart, Vinart+) với giá trị ước tính khoảng 5.400 tỷ đồng. Hay nhóm quỹ ngoại KKR trong đó có Temasek đã chi 650 triệu USD, tương ứng tầm 15.000 tỷ đồng vào Vinhomes vào giữa tháng 6/2020. Hay Công ty Sữa Việt Nam - Vinamilk chi gần 1.800 tỷ đồng mua lại GTNFoods, công ty mẹ của Công ty sữa Mộc Châu.

Theo ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hơn một thập kỷ qua, hoạt động M&A đã phát triển mạnh với tổng giá trị tương đương 50 tỷ USD. Mặc dù năm 2020 cũng có không ít những thương vụ đình đám, nhưng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư thương mại quốc tế. Chính vì vậy, các thương vụ M&A giữa các DN trong nước cũng giảm, giá trị năm 2020 ước chỉ đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với 2019.

Sẽ vụt lên theo hình chữ V

Mặc dù đã đi qua 1 năm trầm lắng, song theo tập đoàn chuyên về nghiên cứu thị trường - Euromonitor International, Việt Nam là một trong những thị trường M&A năng động, tiềm năng nhất toàn cầu. Năm 2021, chỉ số đầu tư M&A của Việt Nam dự báo là 102 điểm, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ với 108,9 điểm.

ma lay da de bat len

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng dương trở lại trong năm nay, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát; kéo theo đó khả năng M&A sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều DN gặp khó khăn trong giai đoạn vừa qua cũng cần chuyển nhượng cổ phần hoặc bán toàn bộ công ty. Tại Việt Nam, một số chuỗi cà phê, thực phẩm… đã được chuyển nhượng âm thầm trong năm qua.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC), hoạt động M&A năm 2021-2022 sẽ phục hồi theo hình chữ V, với giá trị có thể trở lại 4,5-5 tỷ USD trong năm 2021 và lên 7 tỷ USD năm 2022. Hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút nhất trong năm 2021.

Bà Nguyễn Khanh - đại diện Công ty JLL Việt Nam cũng nhận định, lĩnh vực BĐS công nghiệp và nhà ở là hai phân khúc đã và sẽ hấp dẫn nhà đầu tư nhất, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật, Singapore, Hàn Quốc. Theo bà Khanh, có 2 nhóm nhà đầu tư quan tâm BĐS vệ tinh và nhóm nhà đầu tư truyền thống, cam kết vốn đầu tư từ 10 - 15 năm trước. Nhóm thứ 2 là sẽ theo dõi thị trường và sau đó cùng tham gia với nhà đầu tư trong nước chứ không đầu tư vệ tinh. Điển hình như Nam Long thì có đối tác Nhật tham gia vào các dự án lớn ở Đồng Nai, Long An…

Ông Nguyễn Thế Nhiên - Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land cũng cho rằng, bất động sản công nghiệp sẽ có cơ hội cho nhà đầu tư nội khi dòng vốn ngoại đóng băng vì dịch bệnh. Các dự án bất động sản ven thành phố sẽ thu hút dòng tiền trong thời gian tới.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, một loạt luật mới, có hiệu lực từ đầu năm 2021 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư… sẽ tác động tích cực tới hoạt động M&A tại Việt Nam. Nhất là Luật Chứng khoán quy định về nâng mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông; mở rộng quyền của nhà đầu tư nước ngoài; hay cơ chế yêu cầu cổ đông phải sở hữu cổ phần liên tục 6 tháng mới được tham gia tái cấu trúc công ty đã được tháo bỏ...

Ngoài ra, những Hiệp định thương mại tự do lớn mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực trong năm qua như EVFTA, RCEP và UKVFTA… cũng sẽ hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Ông Nicolas Audier - Chủ tịch EuroCham cho biết, khối EU đã và đang rót vốn khoảng 300 tỷ USD vào ASEAN và Việt Nam chiếm khoảng 10% con số này. “Sẽ có làn sóng nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam sau ký kết EVFTA thông qua các thương vụ M&A vì có nhiều lĩnh vực ở Việt Nam đang hấp dẫn họ”, ông nhận định.

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cũng chia sẻ quan điểm lạc quan về tương lai gần của hoạt động M&A. Ông Mại nhận định, vài năm gần đây đang diễn ra trào lưu M&A của các DN Hàn Quốc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hoạt động này trong thời gian tới sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn, nhất là khi Việt Nam vẫn đang trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Vì vậy không cần quá lo ngại về việc thiếu vốn. Thay vào đó, cần chú ý hơn tới cách thức chọn lọc dòng vốn và nhà đầu tư FDI bền vững. Thời gian qua, các bộ ngành, địa phương đã cảnh báo hiện tượng đầu tư núp bóng của FDI, làm ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc phòng trong nước.

Tuy nhiên GS. Nguyễn Mại cũng cho rằng đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam. Mới đây, Nhật Bản đã lên một danh sách các công ty trong nước phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt đối với sở hữu nước ngoài. Theo đó, hơn 500 DN trong tổng số hơn 3.800 DN của nước này bắt buộc phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn về đầu tư nước ngoài. Cụ thể là NĐT nước ngoài chỉ cần mua từ 1% cổ phần trở lên tại các DN Nhật Bản thuộc 12 lĩnh vực quy định, sẽ phải chịu sàng lọc và áp dụng một số quy định thì mới được phép sở hữu cổ phần. Quy định đó được đưa ra nhằm hạn chế ảnh hưởng của các công ty nước ngoài đối với những ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có quốc phòng, cũng như ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin mật và “chảy máu” chất xám trong những ngành công nghệ quan trọng.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị chính sách sàng lọc FDI thông qua hoạt động M&A có thể áp dụng đối với một số lĩnh vực chủ chốt liên quan đến quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hoặc đối với lĩnh vực bất động sản, cần kiểm tra khoanh vùng các dự án nghỉ dưỡng, bất động sản lớn với hàng trăm hecta ở các khu du lịch ven biển, các vị trí trọng yếu ở nhiều tỉnh thành có liên quan về an ninh quốc phòng.

Đức Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data