agribank-vietnam-airlines

Liệu ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có sụp đổ?

Hoàng Nguyên
Hoàng Nguyên  - 
Theo các chuyên gia cho biết, việc phá sản của Công ty dầu mỏ Whites có trụ sở tại Colorado là một điềm báo cho điều tồi tệ sắp xảy ra khi mà giá dầu đang lao dốc không phanh trong bối cảnh dịch Covid-19 đang làm tổn thương nhu cầu, trong khi cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ảrập Xêút lại khiến nguồn cung tăng mạnh.
aa

Đây là nhà sản xuất dầu đá phiến đầu tiên của Mỹ nộp đơn xin phá sản (theo Chương 11, Luật phá sản Mỹ) kể từ đầu năm khi giá dầu sụp đổ. “Tôi không muốn trở thành một người báo điềm gở, nhưng tôi nghĩ Whiting chỉ đơn giản là quân domino đầu tiên trong sự sụp đổ này”, John Driscoll - Chiến lược gia trưởng của JTD Energy Services nói với CNBC giữa tuần trước. “Đó là một công ty khá lớn, trong khi còn các nhà sản xuất nhỏ hơn, nếu họ không có chiến lược bảo hiểm, thì đó sẽ là một con đường khó khăn, Chương 11 có thể là con đường duy nhất để đi”.

Liệu ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có sụp đổ?
Ảnh minh họa

Ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ, vốn đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2018, hiện đang phải đối mặt với các vấn đề về tài chính. Năm 2019, 42 công ty dầu mỏ với hơn 25 tỷ USD nợ tích lũy đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, theo Công ty luật Haynes & Boone.

Nguyên nhân cho chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cao nhất thế giới, đòi hỏi mức giá hòa vốn trong khoảng từ 50 đến 55 USD/thùng. Thế nhưng với sự gia tăng mạnh trong sản xuất dầu của Ảrập Xêút và Nga để giành giật thị phần càng làm trầm trọng thêm sự sụp đổ của giá dầu do đại dịch coronavirus gây ra, đẩy các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến phải đối mặt với điều được giới chuyên môn ví von là “cuộc tắm máu”. Hiện giá dầu WTI chỉ giao dịch ở mức khoảng 22 USD/thùng, giảm hơn 60% kể từ đầu năm đến nay và các nhà dự báo dự đoán sẽ giảm hơn nữa.

“Dầu đá phiến của Mỹ không thể hoạt động về mặt kinh tế”, Chris Midgley – Trưởng bộ phận phân tích toàn cầu của S&P Global Platts nói với CNBC. “Cú đánh đầu tiên sẽ là các công ty thâm dụng vốn nhiều hơn”.

Theo Công ty nghiên cứu Rystad Energy, hiện chỉ có 16 công ty dầu đá phiến của Mỹ có chi phí sản xuất dưới 35 USD/thùng. Nhiều nhà sản xuất đã đóng cửa các giàn khoan, sa thải nhân viên và cắt giảm chi tiêu vốn. Ngay cả Công ty dầu mỏ lớn Chevron cũng phải cắt giảm 20% ngân sách đầu tư của mình trong năm 2020.

Đây không phải là lần đầu tiên ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ trở thành nạn nhân của cuộc chiến giá cả do Ảrập Xêút dẫn đầu. Còn nhớ hồi năm 2014, Ảrập Xêút và các đồng minh OPEC từ chối cắt giảm sản lượng trong bối cảnh giá dầu sụt giảm nhằm làm suy yếu ngành công nghiệp dầu đá phiến và mở rộng thị phần, hơn 100 công ty khai thác dầu đá phiến nhỏ ở Mỹ đã bị phá sản.

Nhưng quy mô của cú sốc hôm nay là chưa từng có, khi mà nền kinh tế toàn cầu đang chịu tổn thương nặng nề vì đại dịch, khiến nhu cầu dầu ước tính giảm tới 20 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4 và dự kiến sẽ giảm 20% nhu cầu trong năm nay.

“Có những người đã ở đây 20, 30 năm nhưng không ai từng chứng kiến điều này. Họ không bao giờ có thể tưởng tượng được điều này”, một nhà giao dịch hàng hóa có trụ sở tại Houston, người đã yêu cầu giấu tên do vấn đề nhạy cảm, nói với CNBC. “Bạn kết hợp một đại dịch toàn cầu với Ảrập Xêút và Nga rời khỏi bàn OPEC+... bạn có thể tạo ra thứ này. Thật là điên rồ”.

Theo PVM Oil Associates, hiện nhu cầu dầu thấp đến mức các nhà máy lọc dầu giảm công suất hoạt động của mình tới 5% xuống còn 82,3% vào tuần trước, mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2017. Trong khi đó, “tồn kho dầu thô tăng mạnh lên 13,8 triệu thùng”, Stephen Brennock của PVM đã viết trong một ghi chú trong tuần này. “Mỹ đã không tiêu thụ quá ít xăng như vậy trong 26 năm qua”.

Trong bối cảnh đó, không ít chuyên gia như Daniel Hynes - Chiến lược gia hàng hóa cao cấp tại ANZ cho biết: “Whites chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data