agribank-vietnam-airlines

LienVietPostBank: Kỳ vọng sớm hoàn thành Basel III trong năm 2021

Nguyễn Vũ thực hiện
Nguyễn Vũ thực hiện  - 
Đến thời điểm này đã có gần 10 ngân hàng hoàn thành sớm cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn. Điều gì thôi thúc ngân hàng cán đích Basel II sớm như vậy? Để tìm câu trả lời, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn ông Bùi Thái Hà, Phó Tổng giám đốc LienVietPostBank - một trong những ngân hàng đã hoàn thành sớm cả 3 trụ cột Basel II.
aa
lienvietpostbank ky vong som hoan thanh basel iii trong nam 2021
Ông Bùi Thái Hà

Ông có thể cho biết, động lực để LienVietPostBank hoàn thành sớm cả 3 trụ cột Basel II?

Chúng tôi luôn nhận thức việc áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro tiên tiến và minh bạch là một trong những nền tảng quan trọng nhất cho chiến lược phát triển bền vững; đồng thời phù hợp với định hướng của NHNN cũng như định hướng phát triển của ngân hàng.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của triển khai Hiệp ước vốn Basel II, LienVietPostBank đã sớm bắt tay vào thực hiện từ năm 2017 theo lộ trình chiến lược được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Sau một thời gian triển khai, đến năm 2019, NHNN đã chấp thuận cho phép LienVietPostBank áp dụng trước thời hạn đối với Hệ thống tính toán và quản lý Tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 cũng là trụ cột 1 & trụ cột 3 của Hiệp ước Basel II.

Tiếp nối thành công trên, LienVietPostBank tiếp tục triển khai các hạng mục công việc thuộc trụ cột 2 – Thực hiện triển khai đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP). Đến cuối năm 2020, ngân hàng đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục ICAAP. Với việc hoàn thành ICAAP, LienVietPostBank đã hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn so với quy định. Ngân hàng cũng đã hoàn thành xây dựng công cụ triển khai ICAAP trong đó tích hợp tính toán tự động các chỉ tiêu trong Quy trình ICAAP, đánh giá mức độ tác động theo các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng của từng loại rủi ro đến Vốn. Công cụ ICAAP mà LienVietPostBank xây dựng có thể tham số linh hoạt các yếu tố đầu vào, kết quả tính toán được xử lý tự động và có khả năng chạy nhiều kịch bản, đồng thời công cụ cho phép trích xuất thông tin, báo cáo theo quy định của NHNN cũng như cho mục tiêu quản trị và quản lý rủi ro.

Trong thời gian tới, LienVietPostBank tiếp tục nghiên cứu và triển khai hướng tới quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel III. Đây là một phần cơ sở để ngân hàng hoàn thành chiến lược kinh doanh trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam – Ngân hàng của mọi người.

Hiện đã có một vài ngân hàng bắt đầu áp dụng các quy chuẩn nâng cao, chuẩn bị hướng tới Basel III. Ông nghĩ sao về việc này?

Basel III đưa ra một số tiêu chí chặt chẽ hơn Basel II về yêu cầu về vốn, tiêu chuẩn về tính thanh khoản nhằm mục tiêu nâng cao tính bền vững của hệ thống ngân hàng, góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra trong tương lai.

Đối với hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn vốn và thanh khoản bền vững được coi là một trong mục tiêu cốt lõi để phát triển ổn định phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn, tăng cường tỷ trọng nguồn vốn ổn định cũng là những yếu tố quyết định để đáp ứng các quy định của Basel III.

Trong khi LienVietPostBank có thế mạnh về huy động vốn trên cơ sở khai thác lợi thế mạng lưới rộng, phủ khắp các tỉnh thành hiện nay. Vì vậy, ngân hàng dự kiến triển khai dự án Basel III với phạm vi tiếp cận khá toàn diện cả 3 trụ cột của Basel III, hướng đến mục tiêu đưa công tác quản trị rủi ro của ngân hàng tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện chúng tôi đang trong quá trình làm việc với một số đơn vị tư vấn uy tín để lựa chọn kế hoạch và Phương thức triển khai tối ưu nhất, nhanh nhất.

Theo ông đâu là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng có thể hoàn thành chuẩn mực Basel?

Theo tôi, để giúp các ngân hàng sớm hoàn thành chuẩn mực Basel phụ thuộc nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Về phía cơ quan quản lý, NHNN đã xây dựng khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh, có lộ trình và định hướng cụ thể đối với các TCTD trong lộ trình triển khai Basel. Về phía ngân hàng, đó là sự quyết tâm và quyết liệt của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc định hướng, tổ chức triển khai. Sự chuyên nghiệp, khoa học trong việc xây dựng kế hoạch triển khai, phân bổ nguồn lực; đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng, công nghệ, con người và sự hỗ trợ kịp thời, chuyên nghiệp của các đối tác, cơ quan, bộ ban ngành là những yếu tố quan trọng hỗ trợ các ngân hàng tốt nghiệp sớm Basel.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Vũ thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data