Lãng phí cơ hội kinh doanh
![]() | Trẻ em khát sân chơi |
![]() | Không gian công cộng: Vừa thiếu vừa thừa |
![]() |
Những ngày cuối tuần, công viên Thiên đường Bảo Sơn luôn tấp nập du khách |
Tại quá trình đô thị hóa?
Theo nhà nghiên cứu Vũ Duy Thông, ở các quận trung tâm cũ, ta vẫn quen gọi là nội đô, thiếu sân chơi phần nhiều do thiếu đất. Là thành phố hơn 1.000 năm tuổi được thiết kế cho 25 vạn người, nay dân cư đã vượt hàng chục lần... tình trạng không còn đất cho sân chơi là điều dễ hiểu.
Người ta bằng mọi cách để kiếm chỗ ở, chỗ kiếm kế sinh nhai, ngay cả đất chùa chiền, trường học, lối ngõ còn bị lấn chiếm thì nói gì đến đất để vui chơi. Trong cuộc ào lên lấn chiếm đất công ấy, sân chơi cho mọi người trở thành nhu cầu xa xỉ, có cũng được, không cũng chẳng sao.
Nhiều nhà trẻ, lớp mẫu giáo còn thiếu cả lối đi, thiếu diện tích lớp học, thiếu sân trường, nghĩa là thiếu không khí để thở còn chưa giải quyết được nữa là sân chơi. Chính vì suy nghĩ ấy, nhiều chính quyền phường xã bỏ mặc cho tình trạng lấn chiếm các sân chơi, buôn bán dấm dúi đất sân chơi với mỗi mét vuông cả chục cây vàng, để cho tình trạng thiếu lại càng thiếu.
Nhưng, Hà Nội không chỉ là nơi đất chật người đông. Nhiều khu đô thị mới, vùng Thủ đô mở rộng cũng thiếu sân chơi. Mặc dù có quy hoạch nhưng do tư duy kiểu cũ, sân chơi được dành một diện tích ít hơn cần có thậm chí quy hoạch đã dành đủ đất rồi nhưng diện tích ấy cũng được điều chỉnh, bớt xén để có lợi cho nhà đầu tư và không được kiểm tra sát sao nên nhiều khu đô thị, khu phố như Trung Hòa, Nhân Chính, Ngọc Khánh, Kim Mã, Đào Tấn, Quan Hoa… đã có người ở hàng chục năm nhưng vẫn thiếu sân chơi, trường học, công viên.
Đáng buồn hơn, có một số nơi, chính quyền địa phương ráo riết, nhiều sân chơi vẫn tồn tại nhưng cũ nát, không được chăm sóc nên không ai muốn vào.
Theo GS. KTS Nguyễn Lân, từ lâu, Thủ đô luôn quan tâm đến việc xây dựng các khu vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những sân chơi trên địa bàn thành phố vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu người dân và du khách, và chưa xây dựng được một khu vui chơi, giải trí ngang tầm khu vực.
Đó là bởi quy hoạch dù đã có nhưng do chủ đầu tư thiếu vốn hoặc một nguyên nhân nào đó nên chưa thực hiện được. Nguyên nhân thứ hai, do không tôn trọng quy hoạch, không kiểm tra giám sát thường xuyên còn xuề xòa dễ dãi với các nhà đầu tư trong phát triển đô thị. Khắc phục điều này dễ hơn nhưng phải triệt để chống tham nhũng, lãng phí, tôn trọng pháp luật, từ trong ra ngoài để mỗi dự án đầu tư đều được tôn trọng từ khâu quy hoạch đến thi công trên thực địa.
Ngoài ra, cần yêu cầu các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở quản lý chặt các khu vui chơi, không để lợi dụng hoặc bỏ bê như hiện nay. Đây là công việc đòi hỏi nghiêm và kiên trì, không để “đầu voi đuôi chuột” vì động đến sân chơi là động đến đồng tiền, động đến nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý đô thị.
Ngay đến dành chỗ để xe máy, cấm hàng rong, cấm hàng quán bê tha còn chưa làm được nữa là sân chơi cho thiếu nhi. Nhưng hãy thử một lần xem, nhất là trong năm thành phố triển khai “Năm trật tự văn minh đô thị - 2016”.
Đồng tình với quan điểm đó, nhà nghiên cứu Vũ Duy Thông còn cho rằng, Hà Nội phải có chế tài cụ thể, dành đất, ngân sách... cho các sân chơi. Không thể có các sân chơi hấp dẫn khi 30 năm nay, vẫn loanh quanh mấy cái đu quay, mấy con ngựa gỗ, cầu bập bênh tróc lở chưa ngồi đã sợ ngã, sợ bẩn quần áo như ở hầu hết các sân chơi hiện nay. Phải đổi mới các sân chơi ngang tầm với sự phát triển của đô thị cũng như tâm lý, nhu cầu của các em.
Bỏ qua cơ hội “móc hầu bao” của khách
Chính vì quá thiếu những khu vui chơi, giải trí nên mấy năm qua, trong khi thị trường bất động sản khá trầm lắng thì những dự án như Royal City, Times City lại tạo được sức hút đối với người mua, dù so với mặt bằng chung, giá các căn hộ tại đây không hề rẻ. Anh Phạm Hùng Kim, chủ một căn hộ mới ở Times City tiết lộ, “lý do khiến gia đình anh chuyển về đây là để hai con nhỏ có không gian vui chơi thoải mái”.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Quang Lân, ý tưởng xây dựng một khu vui chơi, giải trí mang tầm quốc tế đã được những người làm du lịch mong mỏi từ rất lâu. Sở Du lịch từ thời chưa nhập vào Sở VHTT&DL đã từng có những đề án cụ thể nhưng vì nhiều nguyên nhân chưa thực hiện được.
Trong đó, giá đất, thuế đất quá cao là một trong những nguyên nhân chính. Còn theo Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist Lưu Đức Kế: “Vài năm gần đây, Hà Nội liên tiếp lọt Top những điểm du lịch rẻ nhất thế giới. Đó có thực sự là điều đáng mừng? Tôi cho đó là sự buồn, bởi điều đó cho thấy chúng ta chưa thu được nhiều tiền của khách. Thực tế, các DN du lịch thu tiền tour chỉ là một phần nhỏ, số tiền khách chi tiêu cho các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ, quà lưu niệm, hàng hóa ở địa phương lớn hơn rất nhiều. Các chuyên gia đã tính toán rằng, 3/4 số tiền du khách chi tiêu khi đi xê dịch là để mua sắm”.
Tuy nhiên, chỗ tiêu tiền ở Hà Nội lại quá thiếu. Việc không có những khu vui chơi giải trí tầm cỡ đã và đang khiến Thủ đô hơn ngàn năm văn hiến lãng phí cơ hội móc hầu bao, tăng thời gian lưu trú và thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế.
Vừa qua, trả lời báo giới, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, trong 5 năm tới, Hà Nội sẽ xây dựng 25 công viên, trong đó có 5 công viên mang tầm quốc tế. Vậy, chủ trương đó đã và đang được hiện thực hóa như thế nào, Thời báo Ngân hàng sẽ tiếp tục thông tin tới độc giải trong bài 3: “Bức tranh du lịch đầy sắc màu”.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
