agribank-vietnam-airlines
Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Làm việc khoa học, sáng tạo và đổi mới - nền tảng của thành công

Thời gian tới, Chi bộ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng nhất là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng...
aa

lam viec khoa hoc sang tao va doi moi nen tang cua thanh cong

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của ngành Ngân hàng, cùng với việc nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng, hết sức vì nhân dân và đất nước, cán bộ, đảng viên Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (CNKT) còn học tập ở Người phương pháp làm việc khoa học, luôn tìm tòi, đổi mới để đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất, cụ thể là:

Thứ nhất, làm việc gì cũng luôn đi sâu đi sát, nghiên cứu, điều tra, khảo sát kỹ lưỡng

Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định, giải pháp nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn chắc chắn, có độ tin cậy cao. Người không quyết định theo cảm tính, chủ quan, mà nghe nhiều bên, có phân tích, xem xét, đánh giá một cách khách quan rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, bên cạnh việc tham vấn bộ máy, đội ngũ trợ lý, giúp việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp đi nghiên cứu, khảo sát, tiếp xúc với cơ sở, địa phương để tìm hiểu thực tế, nắm bắt tình hình, thu thập thông tin cụ thể. Người chỉ rõ, muốn lãnh đạo đúng, trước hết phải quyết định mọi vấn đề cho đúng. Muốn quyết định cho đúng, trước tiên phải điều tra, nghiên cứu rõ ràng.

Thấm nhuần lời dạy của Người, cán bộ, đảng viên Vụ Tín dụng CNKT luôn nghiên cứu, rà soát điều tra kỹ lưỡng trước khi xây dựng, tham mưu chính sách như: căn cứ trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế, xuất phát từ lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tham khảo các ý kiến của các tổ chức, cá nhân triển khai/thụ hưởng chính sách, có nghiên cứu phân tích tác động chính sách… từ đó xây dựng và tham mưu lãnh đạo NHNN, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, chương trình tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực, hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội. Trong quá trình triển khai, Vụ Tín dụng CNKT luôn theo dõi diễn biến và sớm có các đề xuất xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh, khi cần thiết sẽ tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Nhờ đó, các chính sách tín dụng luôn được đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu đời sống, phù hợp và đồng bộ với các chính sách của Nhà nước và của các bộ, ngành địa phương, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ hai là làm việc có chương trình, kế hoạch

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, chi tiết hàng năm, quý, tháng, tuần, từ dài hạn, trung hạn, đến ngắn hạn. Theo Người, chương trình, kế hoạch làm việc cần khoa học, cụ thể, chi tiết, không nên tham lam, thiết thực, vừa sức, “chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”.

Người yêu cầu, cần đặt kế hoạch cho sát hợp. Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Cùng với đó, Người nhắc nhở: “Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch”.

Học tập theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên Vụ Tín dụng CNKT hàng năm đều xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam và quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Nhờ làm kỹ công tác xây dựng kế hoạch, Vụ Tín dụng CNKT đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, góp phần hoàn thiện các mục tiêu của NHNN. Có thể lấy ví dụ như trong giai đoạn 2016-2020, bám sát vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát do Quốc hội đề ra, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và căn cứ mức tăng trưởng tín dụng năm trước, NHNN định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý; tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; xây dựng kế hoạch triển khai, theo dõi các chương trình, chính sách tín dụng cụ thể, đảm bảo kết quả triển khai phù hợp với mục tiêu, lộ trình đã đặt ra.

Thứ ba là làm việc gắn với kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm

Thực hiện quan điểm của V.I.Lê-nin “Lãnh đạo không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và của Nhà nước...

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến việc tổng kết, rút kinh nghiệm. Theo Người, mỗi khi làm xong một việc gì, dù thành công hay thất bại, đều cần tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm những việc làm được, hoặc còn chưa làm được, phát hiện những khó khăn, vướng mắc làm cơ sở cho việc bổ sung, phát triển lý luận, đề ra chủ trương, biện pháp một cách sát hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn.

Thực hiện theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ đảng viên Vụ Tín dụng CNKT luôn làm việc gắn với kiểm tra, nắm bắt khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách, tổng kết, rút kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách để tăng hiệu quả và phù hợp hơn với tình hình thực tế. Một trong những điển hình của công tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm là quá trình xây dựng, triển khai và hoàn thiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, NHNN Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau gần 4 năm triển khai, Nghị định 41 đã góp phần đẩy mạnh tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở thực tế nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và căn cứ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 thay thế Nghị định 41 nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh và phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam trong tình hình mới. Năm 2018, sau 3 năm triển khai Nghị định 55, sau nhiều đợt rà soát, kiểm tra chính sách, căn cứ tình hình thực tế, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích theo hướng chú trọng thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị.

Thứ tư là làm việc phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm và nắm điển hình

Người yêu cầu người cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ; phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn. Hồ Chí Minh phê phán căn bệnh “hữu danh vô thực” ở không ít cán bộ, đảng viên.

Theo đúng những lời mà bác căn dặn, cán bộ, đảng viên của Vụ Tín dụng CNKT - là đơn vị triển khai nhiều chính sách, chương trình tín dụng - đã tận dụng các cơ hội thường xuyên tiếp xúc cơ sở, sâu sát thực tế, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp, tổ chức các đợt khảo sát từ đó nắm bắt tình hình cụ thể để kịp thời mạnh dạn tham mưu Ban Lãnh đạo NHNN các giải pháp, chính sách thiết thực.

Thứ năm là luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc

Người luôn suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới trong công việc, không cứng nhắc, bảo thủ, đóng khung, cố chấp, mà rất linh hoạt, mềm dẻo khi xử lý, giải quyết từng vấn đề, sự việc cụ thể.

Học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên Vụ Tín dụng CNKT luôn ý thức về việc cần đổi mới, sáng tạo trong công việc để có góc nhìn toàn diện hơn, tăng hiệu quả công việc. Cũng từ việc chủ động tiếp nhận, tiếp cận thông tin từ nhiều phía, cán bộ đảng viên Vụ Tín dụng CNKT có thông tin đa chiều, tư duy mở, không dựa vào kinh nghiệm chủ quan trong quá trình tham mưu chính sách. Đặc biệt trong tình hình mới, thời đại công nghệ 4.0, cán bộ, đảng viên Vụ Tín dụng CNKT đã chủ động, tích cực học hỏi để ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đơn giản trong quá trình lưu trữ, theo dõi văn bản, công việc cho đến các mức độ phức tạp hơn.

Ý thức được sự quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc hoàn thiện từng cá nhân cán bộ, đảng viên và củng cố phát triển tổ chức đảng, cơ quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, Chi bộ Vụ Tín dụng CNKT đã tập trung lãnh đạo triển khai, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII của Đảng, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các kỳ sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề của chi bộ hàng tháng gắn với nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

Hàng năm, chi bộ đã tổ chức cho 100% đảng viên cán bộ, đảng viên, đăng ký việc làm cụ thể làm theo Bác; định kỳ đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", “tự chuyển hóa”, Chi ủy Vụ Tín dụng luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của Trung ương và Đảng cấp trên về trách nhiệm nêu gương và tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Trong thời gian tới, Chi bộ Vụ Tín dụng CNKT tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng nhất là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên. Đặc biệt, chú trọng việc đổi mới phong cách, tác phong công tác gần dân, sát dân, lắng nghe, tôn trọng nhân dân và không ngừng hoàn thiện, đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết Đảng bộ cơ quan NHTW khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; chống bệnh thành tích, hình thức; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nói đi đôi với làm; xây dựng cấp ủy trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh các phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị chào mừng kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay trong học tập và làm theo Bác.

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data