Lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại
[Infographic] CPI tháng 6/2023 |
Dữ liệu CPI tháng 7 đưa CPI bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,65%. Tuy nhiên, các số liệu này vẫn cho thấy lạm phát bình quân (cả lạm phát chung và lạm phát cơ bản) tiếp tục trong xu hướng giảm.
Trước đó, CPI tháng 6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước; tăng 0,67% so với tháng 12/2022 và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,74%.
![]() |
Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 7 và 7 tháng các năm 2019-2023 (%) |
Số liệu CPI tháng 7 cho thấy, trong mức tăng 0,45% của CPI tháng 7/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,84%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,63% (đây là nguyên nhân chính khiến CPI chung tăng 0,21%), trong đó lương thực tăng 0,31%, thực phẩm tăng 0,79% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,39%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51% (chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện, nước của người dân tăng lên và EVN đã có điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023); Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%;
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,19%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,18%; Nhóm giao thông tăng 0,11%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Nhóm giáo dục tăng 0,03% (do một số địa phương tăng học phí mầm non).
Trong khi đó, riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,12%, chủ yếu do điện thoại di động và cố định thế hệ cũ giảm.
![]() |
Về lạm phát cơ bản (loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục), tháng 7/2023 vẫn tiếp tục ghi nhận đà tăng, với mức tăng 0,36% so với tháng trước và tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên tính bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản chỉ tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, tiếp tục cho thấy xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm (lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022).
Lý giải lạm phát cơ bản tăng cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%), Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 7 tháng năm 2023 giảm 19,32% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,44% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI chung nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
