agribank-vietnam-airlines

Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng

Thái Hòa
Thái Hòa  - 
Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Lâm Đồng trồng mới, chuyển đổi 16.043ha cây trồng, đạt hơn 122,7% kế hoạch. Trong đó, 6.213,2ha tái canh, ghép cải tạo cà phê; 1.302,5ha trồng tái canh, chuyển đổi trên đất trồng điều; 1.586,5ha chuyển đổi cây trồng trên đất lúa; 6.940,8ha chuyển đổi trên đất các cây trồng khác.
aa

Hiệu quả thiết thực

Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng tích cực triển khai các giải pháp chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả. Hiện ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang tiếp tục chuyển đổi, cơ cấu phù hợp sinh trưởng hiệu quả đối với từng cây trồng chủ lực. Trong 3 năm qua, bình quân mỗi năm tỉnh Lâm Đồng tăng 0,5% diện tích gieo trồng. Trong đó, hệ số gieo trồng cây hàng năm tăng từ 2,11 lần năm 2021 lên 2,19 lần trong năm 2023.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, chuyển đổi giống cây trồng là chương trình quan trọng trong bối cảnh nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Qua đó đa dạng hóa ngành Nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Để chương trình này triển khai hiệu quả cần nhiều yếu tố, đó là sự linh hoạt trong tư duy của chính quyền địa phương, của người nông dân, sự hỗ trợ về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, các tổ chức...

Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng
Nhiều nông dân ở Lâm Đồng chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả tích cực

Với 2.500m2 đất, từ xưa đến này gia đình nông dân Chu Văn Thời, ở xã Đà Loan, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) chỉ trồng cà phê. Qua nhiều năm canh tác, cây cà phê đã đến thời kỳ già cổi cần phải tái canh hoặc chuyển đổi để tròng các loại cây khác. Song gia đình ông Thời chưa biết phải làm thế nào. Năm 2022, gia đình ông Thời mạnh dạn thay đổi cách làm, quyết định phá bỏ cà phê, đầu tư 1 tỷ đồng để làm nông nghiệp công nghệ cao với loại cây trồng chủ lực là cà chua.

Theo ông Thời, bước đầu chuyển đổi cây trồng, vẫn còn khá lạ lẫm, vừa làm vừa học hỏi, có những bỡ ngỡ nhưng rồi cũng khắc phục được. Khác với trồng cà phê, trồng cà chua đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Sau khi chuyển đổi sang trồng cà chua, đã mang lại hiệu quả tích cực. Nhờ đó, gia đình có nguồn thu nhập ổn định…

Không hộ ông Thời, nhiều hộ gia đình ở huyện Đức Trọng từng bước chuyển đổi cây cà phê sang trồng rau công nghệ cao trong thời gian qua. Ngoài cây rau, nông dân nơi đây còn trồng dâu, nuôi tằm để nâng cao thu nhập... Việc chuyển đổi cây trồng trên những diện tích cây trồng kém hiệu quả và mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

Tương tự, ở huyện vùng xa Cát Tiên (Lâm Đồng) hoạt động chuyển đổi cây trồng cũng được chính quyền quan tâm, và bà con nông dân tích cực hưởng ứng. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái không chỉ nâng cao thu nhập của người dân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Cát Tiên phát triển.

Theo UBND xã Nam Ninh (huyện Cát Tiên) Nam Ninh là xã có địa hình khá phức tạp với các đồi núi thấp đan xen. Trước thực tế đó, chính quyền xã đã nghiên cứu và căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng để xác định các loại cây trồng chủ lực; trong đó, các loại cây ăn quả như sầu riêng, bưởi là hướng đi phù hợp. Từ đó, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng này. Đến nay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trở thành phong trào phát triển mạnh trên địa bàn.

Tính từ năm 2022 đến nay, xã Nam Ninh còn tổng diện tích cây điều 1.071ha, giảm 115ha. Số diện tích này được người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng như sầu riêng 41ha, nâng tổng diện tích sầu riêng lên 60,15ha; cam, quýt, bưởi, xoài, mít, vú sữa 4,2ha, nâng tổng diện tích 14,55ha; cao su 17ha, nâng tổng diện tích 19,3ha; cây lâm nghiệp 21,15ha (dầu, gõ, cẩm lai, giáng hương); 10,3ha cây nguyên liệu (tầm vông); keo 18,35ha, nâng tổng diện tích 91,89ha. Đối với cây sầu riêng, trên địa bàn xã xây dựng và được cấp 6 mã số vùng trồng.

Với hiệu quả đem lại từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nhiều hộ dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Theo kết quả rà soát, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 4,42%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số 5,88%.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Lâm Đồng trồng mới, chuyển đổi 16.043ha cây trồng, đạt hơn 122,7% kế hoạch. Trong đó, 6.213,2ha tái canh, ghép cải tạo cà phê; 1.302,5ha trồng tái canh, chuyển đổi trên đất trồng điều; 1.586,5ha chuyển đổi cây trồng trên đất lúa; 6.940,8ha chuyển đổi trên đất các cây trồng khác. Qua đó, đưa diện tích có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha còn khoảng 41.050ha, tương ứng 12,5% diện tích canh tác.

Đến nay, diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 396.830ha, tăng 3.117ha so với năm 2021. Sản lượng cây trồng chủ lực gồm rau, với gần 3 triệu tấn; hoa khoảng 4 tỷ cành; cà phê gần 545.340 tấn; chè gần 166.300 tấn; sầu riêng hơn 86.460 tấn, bơ hơn 71.860 tấn.

Tính chung 3 năm qua, toàn Lâm Đồng tái canh, ghép cải tạo và trồng mới 26.373ha cà phê; chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả 9.436ha; trồng tái canh, ghép cải tạo điều gần 383ha; chuyển đổi cây trồng trên đất điều kém hiệu quả 5.034ha; chuyển đổi trên đất khác hơn 6.966ha. Kết quả diện tích sản xuất kém hiệu quả đến nay còn khoảng 40.998ha, giảm gần 8.500ha so với năm 2021.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu. Từ năm 2021 đến nay, đã công nhận mới 6 vùng và 5 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tổng diện tích 66.150ha, tăng 3.042ha. Những hình thức canh tác ứng dụng khoa học kỹ thuật đa dạng và hiệu quả như: tưới nhỏ giọt kết hợp châm phân tự động, thủy canh, màng phủ PE chống tia UV, nhà kính tích hợp công nghệ châu Âu…

Đặc biệt, với hơn 630ha ứng dụng công nghệ thông minh trong canh tác giảm 10 - 20% thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học; giảm 30 - 50% lượng nước tưới và nhân công, tăng thêm lợi nhuận 15-20%.

Lâm Đồng: Tín hiệu vui từ chuyển đổi cây trồng
Ước đến cuối năm 2023, tổng diện tích trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ của Lâm Đồng 1.500ha, tăng 340ha so với năm 2021

Ước đến cuối năm 2023, tổng diện tích trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ của Lâm Đồng 1.500ha, tăng 340ha so với năm 2021, tổng sản lượng ước đạt hơn 2.500 tấn/năm. Ngoài ra toàn tỉnh phát triển 233 chuỗi nông sản an toàn với trên 22.800 hộ sản xuất 33.000ha (500.000 tấn/năm); sản lượng nông sản đạt tỷ lệ 73% qua sơ chế, chế biến, 100% kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa thông qua dự toán hơn 257 tỷ đồng chuyển đổi cây điều kém hiệu quả giai đoạn năm 2024-2030.

Trong đó, ngân sách tỉnh Lâm Đồng 6,8 tỷ đồng, ngân sách huyện 16 tỷ đồng, vốn đối ứng của người sản xuất gần 230 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới 4,5 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2024-2030, toàn tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi trồng điều sang trồng các loại cây ăn quả, tre tầm vông, dâu tằm, cao su… trên 4.900ha đất nông nghiệp thuộc địa bàn các huyện Đạ Tẻh 2.513ha, Cát Tiên 1.869h), Đạ Huoai 373ha, Đam Rông 145ha. Trên đất lâm nghiệp chuyển đổi 2.600ha trồng điều sang trồng cây tre tầm vông, cây ăn quả, keo, tràm… tại huyện Đạ Huoai (1.249ha), Đạ Tẻh (873ha), Cát Tiên (478ha).

Thái Hòa

Tin liên quan

Tin khác

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Hàng chục dự án khởi nghiệp của thanh niên liên quan đến các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi xanh nền kinh tế nông nghiệp sẽ được vinh danh và hỗ trợ kết nối đầu tư nhân rộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data