agribank-vietnam-airlines

Kinh tế Nam Phi tiếp tục bất ổn

Hải Thanh
Hải Thanh  - 
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng sự khởi đầu tốt đẹp trong đầu năm nay của nền kinh tế Nam Phi có thể sẽ bị hủy hoại bởi sự kết hợp của các biện pháp ngăn chặn Covid-19 mới và tình trạng bất ổn dân sự gần đây.
aa

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo nền kinh tế Nam Phi sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2021 và tất cả các chỉ số cho đến nay đều cho thấy sự phục hồi mạnh hơn dự kiến từ cuộc suy thoái do Covid gây ra. GDP trong quý đầu tiên tăng 1,1% với mức tăng hàng năm là 4,6%, trong khi dữ liệu về tính di động và niềm tin kinh doanh tăng lên trong quý thứ hai cũng là nguyên nhân cho sự lạc quan.

kinh te nam phi tiep tuc bat on
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng sự khởi đầu tốt đẹp trong đầu năm nay của nền kinh tế Nam Phi có thể sẽ bị hủy hoại bởi sự kết hợp của các biện pháp ngăn chặn Covid-19 mới và tình trạng bất ổn dân sự gần đây. Một làn sóng lây nhiễm thứ ba đã khiến Chính phủ phải thực thi các biện pháp phòng thủ nghiêm ngặt vào cuối tháng Sáu. Nhưng Tổng thống Cyril Ramaphosa vừa thông báo rằng mức cảnh báo sẽ được hạ xuống mức ba từ mức bốn, do các ca mắc mới hàng ngày hiện đã giảm liên tục so với mức cao nhất vào ngày 8/7.

Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng do một số biện pháp hạn chế hoạt động vẫn được áp dụng. Và tác động từ cuộc đóng cửa kéo dài gần một tháng gần đây đã được tăng thêm với các cuộc bạo loạn và cướp bóc khắp các trung tâm kinh tế Gauteng và KwaZulu-Natal để phản đối việc bắt giữ cựu Tổng thống Jacob Zuma. Ông này đã tự nộp mình cho Sở Cảnh sát Nam Phi vào ngày 7/7 sau khi bị kết án 15 tháng tù giam vì không xuất hiện trước cuộc điều tra về hành vi tham nhũng trong thời gian tại vị, từ năm 2009 đến 2018.

Sau khi triển khai quân đội, phần lớn tình trạng bất ổn đã lắng dịu trong những tuần gần đây. Mặc dù, thoạt nhìn thiệt hại kinh tế trong ngắn hạn có vẻ ít đáng lo ngại hơn so với dự tính ban đầu nhưng các nhà phân tích đang lo ngại về những tác động tiềm ẩn lâu dài hơn đối với nền kinh tế.

Ông Robert Besseling, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn rủi ro chính trị Pangea-Risk cho biết, theo ước tính của các ngân hàng địa phương thì thương mại và sản xuất bán lẻ chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội, tương đương gần 70 tỷ USD; trong đó 14 tỷ USD có thể đã bị mất đi trong thời gian qua do khủng hoảng chính trị. Ngoài ra, không thể loại trừ viễn cảnh thiếu hụt nhiên liệu trong tương lai, vì 3 trong số các nhà máy lọc dầu của đất nước hiện đã đóng cửa, 2 nhà máy trong số đó vì lý do bảo trì, chỉ có một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Free State còn hoạt động, trong khi tình trạng mua bán hoảng loạn đã gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.

Do đó, tác động trung và dài hạn của tình trạng bất ổn đối với nền kinh tế dự kiến sẽ lớn hơn những hậu quả tức thì của bạo lực, điều này sẽ kéo giảm triển vọng phục hồi kinh tế và có khả năng thúc đẩy tỷ lệ tội phạm và bất ổn cao hơn.

Vụ bắt giữ cựu Tổng thống Zuma đã làm tăng thêm sự chia rẽ trong đảng ANC cầm quyền giữa những người trung thành với ông và nội các của người kế nhiệm ông là Tổng thống Ramaphosa. Ông Besseling cho rằng, để thực hiện chương trình nghị sự cải cách kinh tế đã hứa của mình, Tổng thống Ramaphosa sẽ phải nắm bắt cơ hội này để thanh trừng những người trung thành với Zuma khỏi đảng và cơ cấu quản trị của ông.

Hiện giờ, kinh tế khu vực KwaZulu-Natal và Gauteng, nơi có nhiều cơ sở kinh doanh đã bị đổ nát dự kiến sẽ mất nhiều năm để xây dựng lại, đóng góp một nửa GDP và gần một nửa dân số của đất nước. Tương tự là cảng Durban ở KwaZulu-Natal đóng vai trò như một cửa ngõ thương mại tới tiểu lục địa phía Nam và chiếm khoảng 70% hàng hóa nhập khẩu của Nam Phi.

Các nhà kinh tế ước tính rằng chi phí cho nền kinh tế quốc gia từ sự tàn phá do các cuộc biểu tình ủng hộ Zuma gây ra ước tính khoảng 50 tỷ rand (3,43 tỷ USD). Trong một báo cáo nghiên cứu vào tuần trước, NKC African Economics cảnh báo thêm những mối lo ngại lớn khác bao gồm sự gián đoạn thêm của chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra, cùng với các mối đe dọa đối với an ninh lương thực.

Hải Thanh

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data