agribank-vietnam-airlines

Kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Nền kinh tế của Mỹ đã cho thấy “sự cải thiện rõ rệt” kể từ khi đại dịch coronavirus đẩy nó rơi vào suy thoái, nhưng con đường phía trước vẫn chưa chắc chắn và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm nhiều hơn nếu cần. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết như vậy trong phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ hôm thứ Ba (22/9).
aa
Giới chức tài chính Mỹ và Fed đánh giá nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ
Các sàn giao dịch ngân hàng tại Mỹ: Sớm có sự “lột xác” đáng kể
Kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell

Triển vọng bấp bênh

Phiên điều trần, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, là phiên điều trần đầu tiên trong 3 phiên điều trần của Chủ tịch Fed trước các nhà lập pháp Mỹ trong tuần này mà tại đó ông sẽ phải trả lời các câu hỏi về phản ứng của Ngân hàng Trung ương Mỹ đối với đại dịch coronavirus.

Đại dịch bùng phát đã giáng một đòn chí mạng vào kinh tế Mỹ và đặt dầu chấm hết cho quãng thời gian tăng trưởng kinh tế dài nhất từ trước đến nay của nền kinh tế lớn nhất thế giới khi mà các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đã khiến các hoạt động kinh tế sụt giảm mạnh nhất kể từ ít nhất là Thế chiến thứ hai.

Fed đã phản ứng bằng cách cắt giảm mạnh lãi suất xuống gần 0%, đồng thời tăng cường mua trái phiếu và tung ra gần một chục chương trình tín dụng khẩn cấp mà một số trong đó có sự hỗ trợ của Bộ Tài chính Mỹ.

Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 2,3 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3 để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch, trong đó cho phép Bộ Tài chính Mỹ tài trợ cho một loạt các chương trình tín dụng của Fed.

Hiện nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Trong bài phát biểu được chuẩn bị trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói với Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện rằng, ông cảm thấy nền kinh tế “sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong quý ba, được thúc đẩy bởi doanh số bán lẻ, doanh số bán nhà ở mới và nhà ở sẵn có mạnh mẽ, sản xuất tăng trưởng và hoạt động kinh doanh phục hồi”. Tuy nhiên theo ông, nền kinh tế Mỹ vẫn cần thêm một gói cứu trợ tài chính nữa.

Trong bài phát biểu của mình, dù cũng ghi nhận sự phục hồi trong việc làm và chi tiêu hộ gia đình kể từ khi nền kinh tế rơi vào suy thoái vào mùa xuân năm nay, song Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng, nó vẫn còn cách rất xa so với mức trước đại dịch và “con đường phía trước rất không chắc chắn... Một sự phục hồi hoàn toàn có thể chỉ đến khi mọi người tin tưởng có thể an toàn để tham gia lại trong một loạt các hoạt động” với việc đại dịch coronavirus được kiểm soát.

Fed cam kết sẽ làm nhiều hơn

Cho đến lúc đó, các quan chức Fed “vẫn cam kết sử dụng các công cụ của chúng tôi để làm những gì chúng tôi có thể, để đảm bảo rằng sự phục hồi sẽ càng mạnh càng tốt và để hạn chế thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế”, Powell nhấn mạnh trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện.

Chủ tịch Fed cũng cho biết, với các biện pháp đã và đang triển khai Fed đã “giúp mở khóa” 1 nghìn tỷ USD tài trợ để ngăn các doanh nghiệp đóng cửa và có thể dễ dàng phục hồi khi nền kinh tế khởi sắc. Tuy nhiên nhiều nhà lập pháp đang tỏ ra băn khoăn về tính hiệu quả của các chương trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ mà Fed đang triển khai ngay cả khi các giải pháp khác của Fed đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khá mạnh trở lại trong thời gian gần đây.

Theo đó cho đến nay, Chương trình Main Street trị giá 600 tỷ USD của Fed mới chỉ giải ngân hoặc đang trong quá trình cho vay được có 2 tỷ USD đối với các doanh nghiệp. Bởi vậy không ít ý kiến cho rằng, Fed và Bộ Tài chính Mỹ nên nới lỏng hơn các điều kiện cho vay cũng như mở rộng đối tượng được vay từ gói hỗ trợ này.

Trong khi hiện tình trạng thất nghiệp tại Mỹ vẫn tăng cao và khoảng 29 triệu người đang yêu cầu một số hình thức bảo hiểm thất nghiệp hàng tuần. Thế nhưng Quốc hội Mỹ vẫn đang bế tắc trong các cuộc đàm phán về gói hỗ trợ bổ sung cho những người Mỹ không có việc làm sau khi khoản hỗ trợ liên bang 600 USD/tuần cho viện trợ thất nghiệp đã hết hạn vào mùa hè.

Chủ tịch Fed đã nói rằng nhiều khả năng cần phải có thêm các biện pháp kích thích ở cấp độ liên bang, mặc dù cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow nói rằng, sự phục hồi vẫn “tự duy trì” nếu không có thêm các biện pháp đó.

Được biết sau phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện hôm thứ Ba (22/9), Chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục có phiên điều trần trước Tiểu ban Lựa chọn của Hạ viện về Cuộc khủng hoảng Coronavirus vào thứ Tư (23/9) và phiên điều trần với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào thứ Năm (24/9). Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng sẽ ra điều trần trước phiên điều trần của Thượng viện vào thứ Năm.

Mai Ngọc

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data