agribank-vietnam-airlines

Kinh tế 2020: Kỳ vọng kỳ tích lặp lại

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Mặc dù dự báo có vô vàn khó khăn, đặc biệt từ môi trường không thuận bên ngoài, nhưng nền kinh tế Việt Nam năm 2019 vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt trội, cao nhất trong nhiều năm. Đây là cơ sở để kỳ vọng kinh tế 2020 tiếp tục lặp lại kỳ tích.
aa
kinh te 2020 ky vong ky tich lap lai Kinh tế năm 2020: Giữ đà bứt phá để về đích thành công
kinh te 2020 ky vong ky tich lap lai Kinh tế 2020: Kế hoạch thông qua, băn khoăn ở lại
kinh te 2020 ky vong ky tich lap lai
Sản xuất công nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế

Thêm một lần ngợi khen

Tăng trưởng cao hơn, trong khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp hơn mục tiêu đặt ra; các cân đối vĩ mô lớn của nền kinh tế đều được đảm bảo… Đó là những điểm nhấn nổi bật nhất của bức tranh kinh tế 2019. Đặc biệt, nếu đem các yếu tố đó đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bất định, hay so sánh với thành quả kinh tế của các nước khác trong năm 2019, sẽ thấy các thành tựu này càng thêm phần ý nghĩa.

Những thành quả này cũng được nhiều tổ chức quốc tế lớn ghi nhận. Đặc biệt sau những diễn biến tích cực của 3 quý đầu năm 2019, một thực tế là đã có rất nhiều tổ chức quốc tế điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam: ADB đã nâng dự báo từ 6,8% lên 6,9%; WB nâng từ 6,6% lên 6,8%; Citigroup nâng từ 6,7% lên 6,9%... cho thấy sự nhìn nhận tích cực hơn về kinh tế Việt Nam. Và kết quả trên thực tế, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt mức 7,02%, còn cao hơn cả những dự đoán đã được điều chỉnh nêu trên.

Đáng lưu ý hơn nữa là điều chỉnh tăng dự báo với Việt Nam song các tổ chức này lại điều chỉnh giảm tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Vì vậy, người viết bài này cảm thấy rất tâm đắc và hãnh diện với đánh giá của WB trong Báo cáo “Điểm lại” vừa được công bố vào 12/2019: “Mây đen tiếp tục kéo về trên kinh tế toàn cầu với tăng trưởng kinh tế và lưu lượng thương mại thấp hơn dự kiến cho năm 2019. Tuy nhiên, mặt trời vẫn tỏa nắng ở nền kinh tế Việt Nam với dự báo tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2019…”.

“Với những chính sách đúng đắn và quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam tiếp tục ghi nhận một năm tăng trưởng toàn diện với kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì trong bối cảnh bất định và căng thẳng thương mại gia tăng. Lạm phát được duy trì ở mức thấp, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại hối tiếp tục được tăng cường, các gối đệm tài khóa ngày càng tốt hơn. Các chuyển biến khác cũng rất đáng ghi nhận như việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hội nhập mạnh mẽ hơn, cải cách khu vực công và lĩnh vực tài chính…”, ông Francois Painchaud - Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam đánh giá.

“Tôi cũng muốn đặc biệt chúc mừng Ngân hàng Nhà nước trong nỗ lực giữ ổn định lĩnh vực tài chính, giảm bớt tăng trưởng tín dụng, tăng cường giải quyết nợ xấu, tăng cường các quy định tài chính thận trọng và tiếp tục tiến hành hiện đại hóa khung chính sách tiền tệ. Đây là những thành quả cho thấy năm 2019 thực sự là một năm thành công đáng ghi nhận và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nên tự hào vì những việc đã làm được”, ông nói.

Không ngủ quên trên chiến thắng

Đội tuyển U22 Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương Vàng SEAGames sau 60 năm chờ đợi; thể thao Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trong kỳ SEA Games 30 vừa qua với nhiều huy chương vàng các môn Olympic và nhiều huy chương vàng lần đầu tiên có được… Những thành tích trên không chỉ cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của thể thao Việt Nam.

Nhưng, dưới góc nhìn của kinh tế và chứng khoán, “đỉnh vinh quang” mới cũng chính là những ngưỡng “kháng cự” mới mà chúng ta phải nỗ lực duy trì và tiếp tục bứt phá. Những thành tích có được phải là tiền đề và cơ sở để vượt qua các thách thức sẽ gặp phải nếu muốn chinh phục những đỉnh cao hơn. Nói cách khác, muốn thành công hơn chỉ còn cách nỗ lực hành động; không nỗ lực, thành quả sẽ trở thành dĩ vãng.

Nền kinh tế cũng vậy, dù thành tựu đạt được là rất đáng trân trọng và cơ sở tốt để chúng ta kỳ vọng, song nếu chủ quan, “ngủ quên trên chiến thắng”, chúng ta sẽ rất dễ dàng mất đi động lực và khó lòng có thể lặp lại những thành tích đã có nhất là trong bối cảnh được dự báo sẽ thách thức và bất định hơn. Nhìn lại có thể thấy, hầu hết các dự báo của các tổ chức quốc tế lớn đều cho thấy kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ khó khăn hơn: Tăng trưởng giảm, thậm chí có thể xuất hiện suy thoái; nhu cầu nhập khẩu của các nước lớn giảm, trong đó có các đối tác quan trọng với Việt Nam; căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục kéo dài…

Và không chỉ nằm ở thì tương lai mà các thách thức, rủi ro thực tế đã hiện hữu. Tăng trưởng xuất khẩu đã giảm mạnh chỉ còn quanh 8% trong năm 2019 từ mức 2 con số của các năm trước đó là một minh chứng (và mức giảm đáng lẽ còn lớn hơn nữa nếu không nhờ có xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trưởng rất mạnh). Nếu nhu cầu thương mại từ các đối tác lớn yếu đi như dự báo và môi trường bên ngoài bất định hơn thì một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam khó tránh được hệ lụy tiêu cực.

Và một khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục giảm, không chỉ khiến thặng dư tài khoản vãng lai chững lại mà còn tác động không nhỏ tới tăng trưởng chung. Bối cảnh bên ngoài như vậy cũng là cơ sở để một số tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 của Việt Nam cũng có thể giảm nhẹ so với 2019.

Thách thức không chỉ từ bên ngoài mà chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế trong nội tại phải giải quyết, từ các thách thức ngắn hạn (lạm phát bắt đầu tăng trở lại do nhóm hàng thực phẩm; ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết cực đoan, dịch bệnh vật nuôi; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm lại…) tới các yếu tố trung và dài hạn hơn (tái cơ cấu DNNN chậm, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng cao trong khi khả năng đáp ứng còn hạn chế, giải ngân đầu tư công vẫn chậm trễ; còn nhiều khó khăn trong phát triển thị trường vốn…).

Dẫu còn nhiều thách thức và khó khăn song trên nền tích cực của 2019 và những hoạt động chỉ đạo rất mạnh mẽ quyết liệt của Chính phủ ngay từ những tháng cuối năm 2019 trong chuẩn bị khởi động cỗ máy kinh tế 2020, chúng ta kỳ vọng nền kinh tế năm nay sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả tích cực hơn. Kỳ vọng ấy còn dựa trên niềm tin là tất cả những mục tiêu đặt ra cho năm 2020 sẽ phải đạt (trong đó có nhiều chỉ tiêu phải vượt), bởi có như vậy mới giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 cũng như tạo bản lề quan trọng cho kế hoạch 5 năm tiếp theo 2021-2025.

Nhưng kỳ vọng và niềm tin ấy chỉ thành sự thực khi chúng ta có các quyết sách đúng, gắn liền với nỗ lực triển khai thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt. Một yêu cầu vô cùng khó khăn đặt ra là cùng lúc phải giải quyết tốt các thách thức khó khăn nội tại trong nước; trong khi cần tránh bị động, bất ngờ với diễn biến thay đổi nhanh chóng của tình hình bên ngoài. Nói cách khác, trong khi những yếu tố thuộc về chủ quan chúng ta phải chủ động hóa giải thì những yếu tố khách quan cũng phải được theo dõi, nghiên cứu, dự báo sát đúng nhất để có các giải pháp, chính sách đối phó phù hợp.

Năm 2020, năm bắt đầu của một thập kỷ mới đã đến. Dẫu biết rằng phía trước còn rất nhiều thách thức, khó khăn và bất định nhưng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng về những kỳ tích trong năm 2019 sẽ tiếp tục đạt được trong năm nay. Khi kỳ vọng là khả thi, giờ là lúc cần bắt tay ngay vào hành động để hiện thực hóa.

Rất nhiều tổ chức quốc tế điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam: ADB đã nâng dự báo từ 6,8% lên 6,9%; WB nâng từ 6,6% lên 6,8%; Citigroup nâng từ 6,7% lên 6,9%...
Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data