Kinh tế năm 2020: Giữ đà bứt phá để về đích thành công
![]() | Năm 2020 phải đạt được kết quả tổng thể cao hơn năm 2019 |
![]() | Kinh tế năm 2020: Cần những quyết sách cụ thể |
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị |
Nhiều nghịch lý đã thành sự thật
Trước hết, đó là quan điểm quy mô càng lớn càng khó có thể tăng trưởng nhanh. Thực tế là trong 2 năm liên tiếp, nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng vượt mức 7%, chứng tỏ quy mô càng lớn thì việc đạt được thêm 1 điểm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó hơn, nhưng không phải là không thể đạt được.
Một nghịch lý khác cũng đã xảy ra là không phải đánh đổi giữa tăng trưởng nhanh và ổn định vĩ mô. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của năm 2019 không chỉ nhanh hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới; mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ 2,79%, mặt bằng lãi suất và tỷ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động.
Góp phần vào kết quả đó, trong năm qua NHNN Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp cùng với các thành viên Chính phủ để đưa ra các chính sách điều hành vừa đảm bảo ổn định vĩ mô song vẫn hỗ trợ cho tăng trưởng. Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng khẳng định chính sách tiền tệ (CSTT) đã được hoạch định và thực thi để vừa xử lý được các thách thức trong ngắn hạn, song vẫn kiên định và đạt được các mục tiêu trong dài hạn. “Đây là cơ sở để có thể đạt được mức tăng trưởng như Quốc hội và Chính phủ đề ra cho năm tới”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Điều đó thể hiện rõ nét ở việc CSTT được điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Giai đoạn 2016 - 2019, lạm phát cơ bản chỉ biến động trong biên độ 1,4% đến xấp xỉ 2%. Riêng năm 2019, NHNN mua vào gần 20 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, qua đó đưa vào nền kinh tế lượng tiền xấp xỉ 500.000 tỷ đồng. Tuy nhiên cùng với đó NHNN đã chủ động điều tiết và trung hoà lượng tiền này để đảm bảo không gây tác động đến lạm phát.
Việc điều hành chính sách tỷ giá và thị trường ngoại tệ cũng đã góp phần tăng dữ trự ngoại hối quốc gia để củng cố tiềm lực nhằm ứng phó với các cú sốc bên ngoài, đặc biệt tăng niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong 4 năm qua, NHNN đã mua vào 48 tỷ USD, qua đó nâng dự trữ ngoại hối đến ngày 30/12 đạt xấp xỉ 79 tỷ USD. Nguồn lực ngoại tệ chuyển dịch lớn, dự trữ tăng không chỉ đến từ nguồn FDI, FII, kiều hối, mà còn từ các khoản ngoại tệ do người dân và các tổ chức đang nắm giữ trong nước.
Vấn đề lớn thứ hai là điều hành tín dụng, thời gian qua NHNN đã tập trung kiểm soát cả chất lượng và cơ cấu tín dụng. Hiện nay hệ thống ngân hàng đang cung ứng ra nền kinh tế khoảng 8,1 triệu tỷ đồng. Năm 2019 tăng trưởng tín dụng ước đạt 13,5-13,7%, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tốt, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ cho tăng trưởng.
Thế nhưng trong bối cảnh nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao và kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn ngân hàng, vì vậy áp lực lên lãi suất là rất lớn. Cộng với việc các TCTD trong những năm vừa qua đang phải tập trung vào xử lý nợ xấu, các yếu tố của thị trường quốc tế cũng tạo áp lực lên lãi suất. Tuy nhiên NHNN đã chủ động, linh hoạt trong việc điều tiết thị trường, giữ ổn định mặt bằng lãi suất và chủ động giảm dần lãi suất cho vay.
Về nợ xấu, các khoản nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu đến cuối năm 2019 ước chỉ còn 4,59% và nợ xấu nội bảng là 1,89%. Kết quả đó cho thấy hệ thống ngân hàng đã rất trách nhiệm và nỗ lực để xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42 của Quốc hội để có nguồn lực củng cố năng lực tài chính và có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Việc cơ cấu lại các TCTD cũng được làm rất quyết liệt theo đề án của Chính phủ, và đây cũng là yếu tố góp phần ổn định hệ thống tài chính tiền tệ và hỗ trợ cho tăng trưởng.
Cuối cùng, lĩnh vực thanh toán có bước phát triển ấn tượng. Hiện nay 95% số thu hải quan; 99% số thu nộp thuế; 90% thu tiền điện của EVN đều qua hệ thống ngân hàng. Nhiều bệnh viện, trường học đã kết nối với hệ thống ngân hàng... “Rất mong tới đây các địa phương, bộ ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ cho thanh toán không dùng tiền mặt để qua đó tiết kiệm chi phí, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế”, Thống đốc bày tỏ.
![]() |
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại hội nghị |
Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế
Phát biểu chỉ đạo và bế mạc hội nghị, Thủ tướng cho rằng qua các ý kiến, có thể thấy có nhiều cách làm, mô hình tốt kể cả ở địa phương và cấp cơ sở. Từ đó, Thủ tướng nhắn nhủ nếu địa phương nào, cơ sở nào chưa làm tốt việc của mình thì phải làm tốt hơn, phải khắc phục tồn tại, yếu kém để vươn lên.
Thủ tướng lấy ví dụ về việc chi phí dịch vụ logistic còn cao, một quả xoài xuất khẩu thì khâu dịch vụ logistic chiếm đến 50% giá thành. Hay ví dụ về vấn đề năng lượng, Thủ tướng nhắc đến khả năng thiếu điện của Việt Nam thời gian tới. “Vậy chủ trương, biện pháp, chính sách nào để chủ động trong cung cấp điện. Chúng ta đã phát hiện ra vấn đề thì phải có cách giải quyết, chứ đừng để biết rồi, để đó, nói mãi”, Thủ tướng nhắn nhủ.
Ngoài những thành tích được Đảng, nhân dân đánh giá cao, theo Thủ tướng, cần thấy được những bất cập, tồn tại như giải ngân vốn đầu tư công, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN chậm, vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là không khí, rác thải, hay một số vấn đề bức xúc của xã hội như ma túy trong thanh thiếu niên, ma túy học đường, văn hóa ứng xử… Từ đó, Thủ tướng nêu rõ phải mở rộng thông điệp không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, được bổ sung thành không đánh đổi môi trường, văn hóa và văn minh xã hội lấy kinh tế.
Về một số định hướng chỉ đạo, điều hành năm 2020, Thủ tướng nhấn mạnh, cần không ngừng đổi mới tư duy xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, tạo mọi thuận lợi cho người dân doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giải phóng mọi năng lực sản xuất, tận dụng tốt các tiềm năng thế mạnh, phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng. Có cơ chế chính sách, giải pháp cụ thể để thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả.
Đặc biệt, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh phân cấp gắn với đề cao trách nhiệm và kiểm soát quyền lực, nhất là đối với người đứng đầu. Đối với các bộ, ngành, địa phương, cần thiết kế cụ thể, triển khai đồng bộ trong phạm vi trách nhiệm mà pháp luật giao để làm rõ những nội dung định hướng phát triển ngành, địa phương mình.
Chỉ còn gần một tháng nữa là Tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là những ngành có chức năng và các địa phương không để thiếu hàng hóa phục vụ Tết, kể cả thịt lợn, không được để đẩy giá, làm ảnh hưởng đến lạm phát quý I. Lo đảm bảo cho mọi nhà, mọi người đều có Tết, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa...
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
