agribank-vietnam-airlines

Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để khôi phục kinh tế

Tri Nhân
Tri Nhân  - 
Chuyên gia UNDP cho rằng, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh là điều kiện tiên quyết, để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra. Bên cạnh tiếp tục các biện pháp hỗ trợ kinh tế và an sinh - xã hội là cần sớm triển khai các giải pháp kích thích kinh tế.
aa
kiem soat tot tinh hinh dich benh la dieu kien tien quyet de khoi phuc kinh te [Infographic] Kinh tế Việt Nam 2020
kiem soat tot tinh hinh dich benh la dieu kien tien quyet de khoi phuc kinh te Việt Nam tỏa sáng trong một năm đặc biệt
kiem soat tot tinh hinh dich benh la dieu kien tien quyet de khoi phuc kinh te

Cần tận dụng được cơ hội để năm 2021 phục hồi, để bứt phá

Sáng nay (20/1) khi đồng chủ trì Hội thảo Kinh tế Việt Nam và xu hướng phục hồi trong trung hạn, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá cao thành quả Việt Nam đạt được trong năm 2020.

“Thành công của Việt Nam trong việc đạt được mức phát triển con người cao và mục tiêu kép vừa phòng chống dịch dịch COVID-19 vừa tăng trưởng kinh tế đáng kể là nhờ sự lãnh đạo nhanh nhạy, tiên đoán, sức mạnh huy động nỗ lực và tinh thần đổi mới của người dân, và quyết tâm tập trung vào phát triển lấy con người làm trung tâm”, bà Wiesen phát biểu.

Dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới và giải pháp phục hồi kinh tế bền vững sau COVID-19 là vấn đề lớn đang được quan tâm và thảo luận.

Đồng chủ trì Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh để nền kinh tế phục hồi và bứt phá trong thời gian tới cần giải đáp được 3 câu hỏi: Đó là, COVID-19 chỉ là một sự đứt đoạn trong tăng trưởng hay đã và đang bào mòn các động lực tăng trưởng của giai đoạn tới? Những động lực chính và những yếu tố mới trong nước và quốc tế đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của Việt Nam là gì? Các giải pháp nào Chính phủ và doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện nhằm phục hồi nền kinh tế và bứt phá?

"COVID19 đang mang đến những thách thức và cả cơ hội mới. Vì vậy, cần tận dụng được cơ hội để năm 2021 phục hồi, để bứt phá trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó nhiều xu hướng mới xuất hiện, định hình lại các dòng tài chính quốc tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt là chuyển dịch chuỗi cung ứng, tạo ra nhiều thách thức và cả cơ hội phục hồi kinh tế trong dài hạn", Thứ trưởng Phương lưu ý.

Sự phục hồi sau COVID-19 trên toàn cầu và sự phục hồi kinh tế khó khăn đặt ra những thách thức lớn, bối cảnh phát triển của Việt Nam tiếp tục có nhiều biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ.

Đáng lưu ý là như nghiên cứu của NCIF chỉ ra, trong nội tại nền kinh tế, quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế 2021-2025 đối mặt với nhiều thách thức: Đó là tác động, hiệu quả của các chính sách kích thích kinh tế khá hạn chế, nhiều đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ.

Và triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân vẫn yếu. Sức khỏe của doanh nghiệp không dễ dàng hồi phục ngay sau thời gian dài khó khăn.

Bên cạnh đó là sự chưa chắc chắn trong xu hướng phục hồi tăng trưởng của xuất khẩu, của các ngành kinh tế (các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, lữ hành có thể chưa tăng trưởng trở lại trong năm 2021 nếu tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp).

Thách thức nữa là sức ép lạm phát và bất ổn vĩ mô do rủi ro chính sách siêu nới lỏng tiền tệ, tài khóa từ bên ngoài và chính sách tiền tệ mở rộng trong nước. Và độ bền vững NSNN bị đe dọa nếu chi ngân sách nhà nước ở mức cao.

Chuyên gia UNDP đề xuất 4 hành động phục hồi sau COVID-19

Hội thảo này đã đưa ra thông điệp về cách thức Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển đổi nền kinh tế để có thể tăng nhanh năng suất, khả năng cạnh tranh quốc tế, khả năng chống chịu, bình đẳng kinh tế và xã hội, hài hòa giữa Con người và Hành tinh.

Việt Nam cần có hệ thống những chính sách và giải pháp mới để kích thích kinh tế. Nhưng TS.Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP khuyến cáo: "Hỗ trợ, thúc đẩy một cách tản mạn vào mọi lĩnh vực và mọi doanh nghiệp sẽ khó thành công".

Vị chuyên gia này gợi ý hai tiêu chí để định hướng chính sách kinh tế hậu COVID:

Đó là tiêu chí về xuất khẩu: Theo đó sẽ hỗ trợ những doanh nghiệp trong nước đã có năng lực cạnh tranh quốc tế. Đó là tiêu chí về năng suất, hỗ trợ doanh nghiệp có năng lực tăng năng suất lao động, tạo việc làm, trả lương cao hơn và đang sẵn sàng đào tạo lao động.

“Các hỗ trợ nên gắn với kết quả và nên xóa bỏ hỗ trợ khi mục tiêu không đạt được”, TS.Jonathan Pincus khuyến nghị.

Bà Wiesen đề xuất 04 hành động chính để có thể phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19 và không để lại ai phía sau, thông qua việc đảm bảo rằng:

Một là, tốc độ tăng trưởng nhanh của các mặt hàng xuất khẩu chế tạo là động lực chính tạo ra việc làm bền vững, tăng năng suất (và thu nhập).

Hai là, hài hòa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, bằng cách chuyển đổi nền kinh tế (sản xuất và tiêu dùng) theo hướng tăng trưởng xanh và tiết kiệm năng lượng.

Ba là, phát triển thị trường vốn trong nước và nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực tài chính phát triển để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.

Bốn là, tiếp tục áp dụng phương pháp quản trị 3 AAA (Dự đoán, Thích ứng và Nhanh nhạy), tạo môi trường thuận lợi cho việc thử nghiệm và tạo ra các giải pháp sáng tạo của và do người dân và các tổ chức ở Việt Nam.

Và để Việt Nam phục hồi và tăng tốc, tại hội nghị, UNDP đề xuất tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đối tác quan tâm tiếp tục Hội thảo này thành chuỗi hội thảo “Định hướng kinh tế Việt Nam”.

"Chuỗi hội thào này nên tổ chức 02 lần một năm, nhằm chia sẻ thông tin và phân tích các xu hướng kinh tế và các xu hướng trên toàn cầu và quốc gia, các cơ hội và thách thức mới cũng như hàm ý đối với chính sách của Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội", UNDP đề nghị.
Tri Nhân

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data