Kích thích tài khóa để phục hồi kinh tế
![]() | Kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh |
![]() | Fed có thể kéo dài giới hạn việc trả cổ tức của các ngân hàng |
![]() |
Các nhà lập pháp Mỹ còn tranh cãi và chưa thể sớm thông qua các gói hỗ trợ mới |
Hỗ trợ tài khóa là rất quan trọng
Tiếp tục phiên điều trần thứ hai trước Tiểu ban Lựa chọn của Hạ viện vào thứ Tư (23/9) về những nỗ lực của Fed nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính mà các doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt trong đại dịch Covid-19, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định “hành động của chúng tôi không phải là một nỗ lực để giảm bớt “nỗi đau” trên Phố Wall”.
Về Chương trình Main Street trị giá 600 tỷ USD của Fed, nhiều chất vấn được đặt ra cho Chủ tịch Powell về hiệu quả của chương trình này, cho rằng chương trình bắt đầu chậm và các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận. Hiện mới chỉ có khoảng 0,3% trong 600 tỷ USD đã được cho vay ra và các nhà lập pháp cũng như các doanh nghiệp đang chỉ trích Fed về vấn đề này.
Trong phiên điều trần, Chủ tịch Powell khẳng định “về cơ bản, Fed đã thực hiện tất cả những gì mà chúng tôi có thể nghĩ tới”. Ông cũng thông tin: “Fed đang tìm cách để có thể làm nhiều hơn nữa”, nhưng cho biết NHTW không có kế hoạch thực hiện những thay đổi lớn đối với chương trình này. Ông Powell cũng nhắc lại sự ủng hộ của mình về việc cần có các biện pháp kích thích tài khóa mạnh hơn.
Trong một phát biểu riêng biệt hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed Boston, Eric Rosengren, đã đề cập tới vai trò của các ngân hàng lớn nhất để giải thích về sự thiếu hiệu quả của Chương trình Main Street. Rosengren cho rằng, phần lớn các ngân hàng lớn đã tránh tham gia. Ông cho biết, hầu hết các ngân hàng có khoản cho vay theo Chương trình Main Street đều có tài sản dưới 20 tỷ USD.
Ở một động thái khác, nhiều quan chức của Fed hôm thứ Tư cũng nhấn mạnh rằng, kích thích tài khóa nhiều hơn là rất quan trọng để duy trì đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp hiện nay. Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester, nói rằng điều này (các kích thích tài khóa mới) là rất cần thiết vì nền kinh tế đang cố gắng thoát ra khỏi “hố sâu” do Covid. Chủ tịch Fed Chicago, Charles Evans, cũng khẳng định sự cần thiết của các gói kích thích mới nhưng quan ngại các biện pháp kích thích sẽ không xảy ra sớm. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Boston, Eric Rosengren gợi ý rằng, để điều này xảy ra có lẽ cần xuất hiện một làn sóng lây nhiễm mới.
Hiện Quốc hội Mỹ vẫn đang tranh luận và dường như bế tắc về các gói kích thích mới. Những kỳ vọng và thực tế trái ngược này đã khiến thị trường tài chính Mỹ trở nên bi quan hơn. Chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng giảm khi các gói hỗ trợ mới ít có khả năng sớm được Quốc hội Mỹ thông qua. Phiên 23/9, chỉ số S&P 500 tiếp tục trượt dài với mức giảm 2,4% - mức giảm lớn nhất kể từ ngày 8/9 và cũng là phiên giảm thứ năm trong vòng 6 ngày qua, một dấu hiệu cho thấy các NĐT dường như đã hết kiên nhẫn trong chờ đợi các gói kích thích mới. Trong khi đó, thị trường ngoại hối cũng cho thấy một dấu hiệu bi quan là nếu chỉ riêng Fed hành động sẽ không đủ để đưa lạm phát lên mức mục tiêu 2% trong những năm tới.
Và Fed đang muốn gây áp lực tối đa
Lưỡng đảng ở Mỹ nhiều tuần nay vẫn đang tranh cãi về một gói cứu trợ Covid mới nhưng không có cuộc đàm phán chính thức nào kể từ đầu tháng 8 tới nay. Cơ hội thông qua gói cứu trợ càng mờ nhạt hơn sau thông tin Thẩm phán Toà án Tối cao Mỹ Ruth Bader Gínburg qua đời ở tuổi 87 ngày 18/9 và điều này khiến “cuộc chiến” giành ghế tại Tòa án Tối cao trở thành tâm điểm, chuyển các cuộc đàm phán về gói kích thích xuống vị trí thứ yếu.
Hơn nữa, sự sụt giảm của chứng khoán hiện nay vẫn chưa ở xu hướng rõ rệt như trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 9/2008, khi Quốc hội Mỹ từ chối đưa ra các khoản cứu trợ và điều này đã thúc đẩy chứng khoán Mỹ có sự sụt giảm mạnh nhất trong hai thập kỷ và buộc các nhà lập pháp sau đó phải chấp nhận các khoản cứu trợ.
Các nhà phân tích Krishna Guha và Ernie Tedeschi của Evercore ISI nhận định: “Fed đang muốn gây áp lực tối đa lên Quốc hội để tăng cường hỗ trợ tài khóa dựa trên thực tế chính sách tiền tệ trong việc đối phó với Covid-19 chỉ có giới hạn. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách của Fed cần phải cẩn trọng để không làm lung lay niềm tin rằng họ vẫn còn đủ “đạn dược” có thể sử dụng khi cần”.
Chủ tịch Fed Boston, Eric Rosengren nhận định: “Phần khó khăn nhất của quá trình phục hồi vẫn còn ở phía trước”. Ông Rosengren cũng tỏ ra bi quan hơn so với các đồng nghiệp về việc liệu sẽ có bao nhiêu người Mỹ quay trở lại làm việc trong vòng 15 tháng tới. Chủ tịch Fed Boston cũng đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu “đáng lo ngại” trong lĩnh vực bất động sản. Lĩnh vực này đã có những dấu hiệu rủi ro từ trước khi xảy ra đại dịch và hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid, từ khách sạn đến các trung tâm thương mại.
Lạc quan hơn, Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg hôm thứ Tư cho rằng, sự phục hồi cho đến nay đã mạnh hơn dự đoán của các quan chức cách đây vài tháng. Tuy nhiên, chặng đường phía trước sẽ còn khó khăn và các hỗ trợ tài khóa sẽ giúp ích. “Nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng chúng ta vẫn đang ở trong một hố sâu. Về lâu dài, Hoa Kỳ cần phải quay trở lại con đường tài chính bền vững, nhưng không thể bắt đầu điều đó trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tồi tệ nhất trong 90 năm qua”, Richard Clarida nói.
Trong dự báo kinh tế công bố ngày 16/9, các quan chức Fed dự báo tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở mức 7,6% vào cuối năm nay, thấp hơn mức dự báo 9,3% đưa ra vào tháng 6 và giảm so với mức 8,4% được ghi nhận vào tháng 8. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm tiếp xuống 5,5% vào cuối năm 2021. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết, ông kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách ở Washington cũng như ở cấp tiểu bang sẽ tìm ra “những cách sáng tạo” để sớm thông qua được các gói hỗ trợ mới.
"Với việc cứu trợ đang cạn kiệt, có khả năng rất lớn là một số gián đoạn và trật khớp tạm thời có thể trở thành vĩnh viễn và khi đó những rào cản mà chúng ta phải vượt qua sẽ cao hơn nhiều", Raphael Bostic nói.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?
