Khuyến khích nâng cao tiêu chuẩn môi trường và xã hội
Theo sáng kiến mới này, IFC sẽ cấp vốn ưu đãi cho các nhà cung cấp để thực hiện các giải pháp nâng cao các tiêu chuẩn môi trường, xã hội, sức khỏe và an toàn. Trước mắt, chương trình sẽ được triển khai tại Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Pakistan và Việt Nam.
IFC sẽ áp dụng một cơ chế cấp vốn với nhiều mức giá áp dụng cho vốn lưu động ngắn hạn, qua đó tạo điều kiện để những nhà cung cấp đạt điểm số cao trên thang điểm đánh giá nhà cung cấp của PUMA để được hưởng mức chi phí vốn thấp. Các điểm số này được xác định dựa trên kết quả giám sát của PUMA đối với nhà cung cấp về thực tiễn tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội, môi trường của hãng thông qua quy trình kiểm toán.
![]() |
“Chương trình tài trợ vốn ưu đãi này cho phép các nhà cung cấp của chúng tôi tận dụng được lợi ích từ mối quan hệ với chúng tôi cũng như được hưởng lợi từ uy tín và tiềm lực tài chính vững mạnh của PUMA”- ông Lars Soerensen, Tổng Giám đốc PUMA cho biết. “Đây là chương trình đầu tiên của hãng dành chế độ ưu đãi cho nhà cung cấp căn cứ trên điểm số đạt được trong khuôn khổ chương trình môi trường và bền vững của PUMA, thông qua các loại phí liên quan”.
Ông Sergio Pimenta, Giám đốc Toàn cầu Khối ngành Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ của IFC cho biết: “Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy các nỗ lực của IFC trong việc khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ví dụ như các nhà cung cấp của PUMA, cải thiện tính bền vững về môi trường và xã hội, đồng thời đạt được các kết quả tài chính vững chắc”.
Về phía các doanh nghiệp, ông Ken Hong - Tổng Giám đốc Ball Planet, một doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và là một trong những nhà cung cấp đầu tiên tham gia chương trình cho biết: “Chúng tôi rất mong muốn được sử dụng ngay công cụ tài chính này, vì tiếp cận được nguồn vốn với giá hợp lý luôn là một việc khó khăn. Chương trình mới này không những sẽ giúp chúng tôi cải thiện dòng tiền mà còn đem đến cho chúng tôi những ưu đãi tài chính để nâng cao các tiêu chuẩn môi trường, xã hội, sức khỏe và an toàn, từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động”.
PUMA và IFC công bố sáng kiến mới này trong khuôn khổ hợp tác với GT Nexus, một mạng lưới kinh doanh trên nền điện toán đám mây và cung cấp nền tảng công nghệ quản lý thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nền tảng công nghệ này cho phép các thành viên hoạt động dựa trên một hệ thông tin lõi, cập nhật theo thời gian thực và bao quát toàn bộ các bộ phận tham gia chuỗi cung ứng. Do đó, nền tảng này sẽ tối ưu hóa được dòng luân chuyển hàng hóa, vốn và thông tin thương mại.
IFC hiện cấp vốn cho các doanh nghiệp sản xuất quần áo may sẵn và da giày thông qua chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu cho Nhà cung cấp (GTSF), theo đó sẽ cấp vốn lưu động cho nhà cung cấp căn cứ trên các khoản phải thu từ bên mua nước ngoài.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính trên toàn thế giới, ngành dệt may và da giày thu hút khoảng 60 triệu lao động, phần nhiều trong đó là các phụ nữ trẻ. IFC đầu tư vào ngành này vì đây là ngành tạo việc làm chính thức cho các lao động ít kỹ năng, từ đó góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo tại các nước đang phát triển.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
