agribank-vietnam-airlines

Khủng hoảng nợ gia tăng trên toàn cầu

Minh Đức
Minh Đức  - 
Theo thống kê từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tổng nợ toàn cầu đã tăng thêm 87 nghìn tỷ USD kể từ năm 2007. Đồng thời, sự gia tăng của tổng nợ trở nên đột ngột đáng chú ý trong năm 2020 với tỷ lệ nợ toàn cầu trên GDP sẽ tăng 20 điểm phần trăm, lên 342%, dựa trên ước tính 3% quy mô kinh tế bị thu hẹp và tăng gấp đôi số tiền vay của chính phủ tính từ năm 2019.
aa

Đại dịch Covid-19 đã khiến các ngân hàng trung ương và chính phủ trên toàn thế giới phải phân bổ hàng nghìn tỷ USD cho các gói kích cầu, thông qua biện pháp mua trái phiếu và tăng chi tiêu ngân sách, để vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu, được cho là tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Tuy nhiên, những hành động đó lại đang đưa ra những tín hiệu cảnh báo về sự gia tăng gánh nặng nợ nần, trong bối cảnh khối nợ này đã phình to ra đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

Theo thống kê từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tổng nợ toàn cầu đã tăng thêm 87 nghìn tỷ USD kể từ năm 2007. Đồng thời, sự gia tăng của tổng nợ trở nên đột ngột đáng chú ý trong năm 2020 với tỷ lệ nợ toàn cầu trên GDP sẽ tăng 20 điểm phần trăm, lên 342%, dựa trên ước tính 3% quy mô kinh tế bị thu hẹp và tăng gấp đôi số tiền vay của chính phủ tính từ năm 2019.

Khủng hoảng nợ gia tăng trên toàn cầu
Dịch bệnh đang khiến các quốc gia thành viên OECD gia tăng nợ công

Sự gia tăng khối nợ này đang diễn ra trên khắp toàn cầu, từ các nền kinh tế phát triển đến các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây đã đưa ra cảnh báo về nợ công của các nước phát triển trong cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên nền kinh tế mỗi quốc gia. Nguồn thu từ thuế giảm mạnh, chi phí cho công tác y tế và ngăn chặn dịch bệnh khiến các nước này có thể gánh thêm 17 nghìn tỷ USD nợ công, đẩy tỷ lệ nợ trung bình của chính phủ tăng từ 109% GDP lên hơn 137%. Khoản nợ bổ sung theo tỷ lệ gia tăng này tương đương với mức nợ trên đầu người là khoảng 13 nghìn USD/người với số dân 1,3 tỷ ở các quốc gia thành viên OECD. Thậm chí, mức nợ còn có thể tăng cao hơn nữa nếu khả năng phục hồi của nền kinh tế từ đại dịch chậm hơn so với dự đoán của các chuyên gia.

Tại Mỹ, Ngân hàng Deutsche Bank tính toán, nợ liên bang Mỹ do công chúng nắm giữ sẽ tăng mạnh từ mức 79% GDP trong năm 2019 lên 100% GDP trong năm nay và tiệm cận 125% GDP vào năm 2030. Đây là mức nợ cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1940 đến nay.

Trong khi đó, tại khu vực châu Âu, theo thống kê của Quỹ Quản lý Tài sản Pictet, Hy Lạp hiện là quốc gia ghi nhận mức nợ lớn nhất tính đến cuối năm 2019 ở mức trên 170% GDP. Tiếp theo, nợ của Italy vào khoảng 135% GDP và có khả năng tăng lên xấp xỉ 170% GDP- ngưỡng không bền vững nếu quốc gia này cần thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng nhanh hoặc thực hiện các biện pháp chuyển đổi nợ.

Tại Anh, một quốc gia chịu tác động nhiều của dịch bệnh và phải tung ra nhiều gói kích thích đã chứng kiến sự gia tăng mạnh của mức nợ công. Sau khi Chính phủ nước này tung ra gói kích thích kinh tế khổng lồ hồi tháng 5, tổng nợ Chính phủ tăng lên đến 1.95 ngàn tỷ bảng, lần đầu tiên vượt quá quy mô nền kinh tế trong hơn 50 năm qua.

Về phía Nhật Bản, quốc gia phát triển nắm giữ mức nợ công cao nhất thế giới cũng tiếp tục đối mặt với bài toán phức tạp hơn. Số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy Nhật Bản sẽ gia tăng thêm gần 2.000 tỷ USD nợ nữa trong năm tài khóa này với những gói kích thích kỷ lục nhằm “chống sốc” cho nền kinh tế trước tác động của dịch Covid-19. Theo đó, tỷ lệ nợ công của Nhật Bản có thể tăng lên mức 250% GDP so với mức 240% GDP của năm ngoái.

Tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, nhiều nền kinh tế cũng đang đối mặt với gánh nặng nợ nần đi cùng với nhiều hệ lụy kèm theo. Theo IMF, nợ công của Brazil vào cuối năm nay có thể tăng lên tương đương 77,2% GDP và ở Nam Phi là tương đương 64,9% GDP, trong khi đó vào một thập kỷ trước, con số này lần lượt là khoảng 61% GDP và 35% GDP.

Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế đang phát triển, các quốc gia này không có tích lũy trong nước, hầu hết phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài để bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán và củng cố giá trị đồng nội tệ. Do đó, các khoản nợ gia tăng cùng với rủi ro lạm phát sẽ khiến các quốc gia này khó có thể thực hiện thêm các biện pháp kích thích kinh tế, từ đó đẩy kinh tế có thể rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng hơn.

Về tác động toàn cầu của cuộc khủng hoảng nợ, ông Mike Kelly, CEO của Tập đoàn Đầu tư PineBridge bày tỏ sự lo ngại cuộc khủng hoảng này sẽ khiến thế giới rơi lại vào bẫy tăng trưởng thấp, ngay sau khi kinh tế thế giới vừa lấy lại đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007. Ngoài ra, nợ do kích cầu quá mức sẽ phá hủy các nền kinh tế khi các chính phủ sẽ ngày càng phụ thuộc vào các ngân hàng trung ương để kiểm soát chi phí vay hoặc thậm chí là trực tiếp tài trợ cho chi tiêu trong nhiều năm tới, trong đó chịu tổn thương nhiều nhất là các quốc gia đang phát triển và mới nổi.

Minh Đức

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data