agribank-vietnam-airlines

Không thể cứ ngồi chờ giải cứu

Thanh Thanh
Thanh Thanh  - 
Nếu liên kết bốn nhà trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản lỏng lẻo, chỉ nhà nông loay hoay, thì nông sản vẫn sẽ “bị” giải cứu dài dài.
aa
Bao giờ nghề nông bớt khổ
Từ câu chuyện giải cứu

Ngay sau biến cố giá thịt heo giảm, người nông dân chưa kịp hồi phục, thì mới đây các DN tại TP. Hồ Chí Minh lại phải tiếp tục giúp nông dân tỉnh Đăk Lăk tiêu thụ bí đỏ. Nhìn lại trong ba năm qua thì thấy, năm nào cũng có vài mặt hàng nông sản cần phải “giải cứu”, và sau mỗi mùa thì nhà nông cực hơn, nghèo hơn.

Không thể cứ ngồi chờ giải cứu
Câu chuyện “giải cứu heo” vừa qua cho thấy yếu kém trong nghiên cứu thị trường từ quản lý đến nhà nông

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì, sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn rất manh mún, hoạt động thu mua của thương nhân mang tính nhỏ lẻ, mua đứt bán đoạn nên rất dễ xảy ra rủi ro.

Ngoài ra, việc quản lý của cơ quan chức năng chưa thay đổi để đáp ứng kịp với thể chế thị trường hiện đại, chỉ chú trọng phát triển cung mà chưa quan tâm, thậm chí không tính đến tìm hiểu tình hình cầu trên thị trường.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng, từ trước đến nay đã có nhiều chuyên gia đề cập đến mối liên kết bốn nhà nhằm tạo ra chuỗi liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản từ cây, con giống đến bàn ăn. Tuy nhiên, sự liên kết này chỉ dừng lại trên bàn hội thảo, còn thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn sản xuất và kinh doanh phân tán, tín hiệu thị trường không vận hành thông thoáng, giữa sản xuất và tiêu thụ bị chia cắt.

Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển chủ yếu của các đơn vị, địa phương vẫn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng số lượng và quy mô sản xuất. Hay việc các ngành, địa phương chỉ lo quản lý, thúc đẩy sản xuất đúng thời vụ, đạt chỉ tiêu và chỉ đạo nuôi con nọ, trồng cây kia mà ít quan tâm đến việc phát triển thị trường tiêu thụ, dẫn đến việc rất nhiều mặt hàng có diện tích sản xuất đã vượt quá quy hoạch (như cây điều, mía đường…) không điều tiết nổi.

Và đương nhiên không thể tránh khỏi việc được mùa mất giá, xảy ra tình trạng phải triền miên giải cứu nông sản như hiện nay. Từ đây cho thấy, điều mà người dân cần lúc này là Nhà nước nên có cơ quan chuyên nghiên cứu thị trường. Cơ quan này chuyên cung cấp cho nhà nông thông tin và định hướng về thị trường (như tiêu chuẩn, chính sách ở thị trường xuất khẩu, kênh phân phối tiêu thụ, giá cả đầu mùa, cuối vụ...).

Các thông tin thị trường của cơ quan này sẽ được công bố rộng rãi, dễ hiểu giúp người dân chủ động để đưa ra quyết định đầu tư, thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh, điều chỉnh ngành nghề, sẽ giảm nguy cơ nguồn cung thừa hoặc thiếu hụt các sản phẩm nông nghiệp.

Từ đó, có thể giảm thiểu thiệt hại của nền kinh tế và người sản xuất. Đây cũng chính là sự thiếu hụt quan trọng, bởi hiện nay chưa có tổ chức chuyên trách nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hệ thống thông tin thị trường cho nông dân.

Tại thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều mô hình DN sản xuất nông nghiệp vận hành theo sự chuyển động của thị trường, thị hiếu sử dụng thực phẩm của người dân. Vì người tiêu dùng ngày nay có xu hướng ăn ngon, mặc đẹp hơn, chi tiêu lớn hơn vào vui chơi giải trí, du lịch… cho nên nhà sản xuất, DN nào đáp ứng được thị hiếu thị trường sẽ thành công.

Cụ thể như các DN bán lẻ Saigon Co.op (tăng sản xuất thực phẩm Organic, Vissan (nhập khẩu bò Úc về nuôi và giết mổ), TH True Milk, Vinamilk… (nhập khẩu bò giống về nuôi lấy sữa, công nghệ sản xuất sữa, ứng dụng công nghệ quản trị hiện đại của nước ngoài…). Những DN này còn có tầm nhìn vượt lên trên hoạt động sản xuất ngành mình mà còn kết hợp với ẩm thực, du lịch để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng.

Theo bà Nguyễn Thanh Cao, Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh, Ủy ban Thương mại Úc (thuộc Tổng lãnh sự quán Úc tại TP. Hồ Chí Minh), bài học kinh nghiệm từ ngành nông nghiệp Úc cho thấy, để trở thành quốc gia có chỉ số tự cung cao nhất thế giới, trung bình một nông dân Úc có thể nuôi 190 người, từ các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, mía, hoa quả, gia súc, gia cầm.

Chính phủ Úc thành lập các trung tâm chuyên ngành để nghiên cứu, cải thiện, ứng dụng và chuyển giao kiến thức công nghệ cho nông dân. Bộ Nông nghiệp Úc xây dựng 11 trung tâm khắp trong bang, mỗi trung tâm phụ trách một ngành hàng nông nghiệp, trên vùng sinh thái thích hợp, để giải quyết dứt điểm những khó khăn của vùng đó.

Cụ thể như, vùng lục địa Narrabri, Tây bắc Úc khí hậu khô, nóng có trung tâm chuyên về bông vải và cải dầu. Vùng miền bắc Armidale khí hậu mát mẻ có trung tâm về ngành bò thịt. Vùng miền trung duyên hải Gosford khí hậu ôn hoà, gần Sydney có trung tâm tiếp thị và ngành làm vườn nhà kính… Việc vận hành các trung tâm này đã giúp Bộ Nông nghiệp Úc giải quyết kịp thời các vấn đề theo từng loại nông sản.

Nhìn lại toàn bộ những cuộc giải cứu nông sản thời gian qua, thành công là từ những DN lớn (như Co.op Mart tiêu thụ cà chua, vải, chuối của nông dân), vận hành theo xu thế thị trường hiện đại, bài bản theo chuỗi, không mang tính đầu cơ.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thì, thị hiếu của thị trường là dài hạn, các tổ chức kinh tế đã đưa ra dự báo cho sản xuất nông nghiệp của thế giới trong dài hạn là, nhu cầu lúa gạo sẽ giảm xuống từ từ và sẽ tăng dần nhu cầu về thịt, rau, quả, thủy sản, sữa, cà phê... Vì vậy, đến lúc Việt Nam cần nghiên cứu thị trường để ngành nông nghiệp có thể phát triển bền vững.

Thanh Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data