Khi quỹ bảo lãnh sợ bảo lãnh
![]() | Quỹ Phát triển DNNVV: Thêm sức ép cạnh tranh cho NH |
![]() | Quỹ bảo lãnh tín dụng: Cầu dẫn vốn đang tắc |
![]() | Phối hợp trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng |
Phần lớn DN Việt Nam đều thiếu vốn và thiếu tài sản thế chấp nên không đủ điều kiện vay vốn NHTM. Vì thế từ năm2001, Chính phủ đã có chủ trương thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNNVV ở các địa phương. Từ năm 2008 các quỹ đã hoạt động. Chính phủ giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thêm nhiệm vụ BLTD cho DNNVV vay vốn NHTM. Gần đây nhất, Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 cũng coi Quỹ BLTD DNNVV là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng về tiếp cận tài chính cho DNNVV. Nhưng hoạt động bảo lãnh đã không đạt được như mong đợi, phía bảo lãnh không muốn bảo lãnh còn NHTM cũng không mặn mà, DN cũng không muốn tìm đến quỹ.
Vốn muốn thông, nhưng đường chẳng mở
“Để tạo điều kiện hỗ trợ các DNNVV tiếp cận tín dụng, nhiều chương trình hỗ trợ được thực hiện như NHNN tổ chức các chương trình kết nối giữa ngân hàng và DN, thực hiện giảm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nhóm DNNVV, nhiều NHTM đã triển khai các chương trình ưu đãi dành riêng cho DNNVV…”, ông Đặng Đức Anh, Trưởng Ban Phân tích và Dự báo - Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia (NCIF-Bộ KH&ĐT) ghi nhận.
Nhưng theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến tháng 6/2017, dư nợ tín dụng đối với các DNNVV là 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 22% dư nợ đối với nền kinh tế, với gần 200.000 khách hàng còn dư nợ tại các TCTD.
![]() |
Các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD cho DNNVV |
Đến nay, cả nước mới có 27 quỹ được thành lập. Vốn điều lệ quỹ gồm nguồn ngân sách tỉnh và vốn góp của các TCTD, DN khác (mức tối thiểu là 30 tỷ đồng). Nhiều quỹ có năng lực còn hạn chế và cơ chế bảo lãnh, và trách nhiệm bảo lãnh đang khiến hoạt động bảo lãnh gần như là “dừng lại”.
Nguồn vốn của quỹ thì eo hẹp, tỷ lệ rủi ro lớn. Ông Nguyễn Phương Bắc – Phó chủ nhiệm Hiệp hội DNNVV Bắc Ninh thì cho biết “các quỹ bảo lãnh đang sợ bảo lãnh nên "trốn" không muốn bảo lãnh”.
Việc bảo lãnh và phải gánh chịu trách nhiệm bảo lãnh và sự phức tạp trong việc xử lý tài sản bên vay, chia sẻ rủi ro và trách nhiệm nợ kéo theo những cuộc trao đổi, tranh cãi về trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ thậm chí phải ra tòa, còn bên được bảo lãnh được vay thì “gọi không đến” đang khiến hoạt động bảo lãnh “coi như dừng”. VDB cũng chỉ thực hiện bảo lãnh trong 2 năm 2009, 2010, từ năm 2011 đến nay không phát hành thêm chứng thư bảo lãnh mới mà chỉ lo xử lý các khoản bảo lãnh tồn tại.
Định lại vai và cộng hưởng trách nhiệm
Rõ ràng là có cam kết bảo lãnh, ngân hàng mới giải ngân, nhưng khi rủi ro xảy ra yêu cầu Quỹ BLTD phải trả nợ thay cho DN, quỹ phải xin ý kiến của UBND vì nguồn vốn được cấp từ ngân sách địa phương. Sau đó, UBND lại ra văn bản xin ý kiến của một số cơ quan liên quan như Sở Tài chính. Như vậy, về quy chế, thẩm quyền của quỹ là được xử lý tài sản thế chấp của khách hàng để thực hiện cam kết, tuy nhiên trên thực tế, thủ tục này phức tạp hơn nhiều. Đã có trường hợp xảy ra mâu thuẫn và đưa ra Tòa án, Tòa xử quỹ phải thực hiện cam kết, nhưng quỹ không thực hiện.
Thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh của Quỹ BLTD không phù hợp với thời gian cho vay thực tế của ngân hàng dẫn đến tình trạng khách hàng vẫn còn nợ ngân hàng nhưng thư bảo lãnh đã hết hiệu lực gây rủi ro cho ngân hàng. Ví như hợp đồng tín dụng có thời hạn rút vốn là 12 tháng, mỗi lần rút vốn có kỳ hạn trả nợ khác nhau, có thể vượt qua ngày cuối cùng của thời hạn rút vốn. Thế nhưng Quỹ BLTD lại chỉ bảo lãnh trong hạn rút vốn của hợp đồng tín dụng. Sau thời hạn của thư bảo lãnh, các khoản nợ của khách hàng mới đến hạn trả và phát sinh nợ quá hạn. Khi đó, Quỹ BLTD từ chối thực hiện nghĩa vụ dẫn đến nợ xấu của ngân hàng gia tăng.
Ở phía DN, điều kiện và thủ tục không đơn giản khiến DN cũng chẳng mặn mà với việc bảo lãnh. Nghiên cứu của NCIF về Quỹ BLTD ở Việt Nam cho thấy: theo quy định hiện hành thì DN phải có tài sản thế chấp để thực hiện bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn tại bên bảo lãnh (nghĩa là ngoài tài sản thế chấp tại các TCTD, DN còn cần có tài sản bảo đảm bảo lãnh tại Quỹ BLTD). Với mục tiêu hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thì quy định về tài sản bảo đảm bảo lãnh là rào cản, vì nếu DN có đủ tài sản thế chấp thì đã trực tiếp vay ngân hàng.
Từ kinh nghiệm quốc tế và kết quả đánh giá hoạt động BLTD DNNVV ở Việt Nam, ông Đặng Đức Anh đề xuất, Việt Nam nên xem xét bổ sung nguồn vốn cho các Quỹ BLTD DNNVV từ ngân sách trung ương, đồng thời có thể xem xét tạo hệ thống bảo hiểm đối với hoạt động BLTD DNNVV để giảm rủi ro cho các quỹ.
Một mô hình BLTD mà Việt Nam có thể học hỏi đó là Chính phủ tạo ra cơ chế bảo lãnh tương trợ, có thể hoạt động dưới hình thức hiệp hội. Mô hình bảo lãnh tương trợ có thể giải quyết được vấn đề về bất đối xứng thông tin giữa ngân hàng và DN trong đánh giá rủi ro khách hàng vay, do các hiệp hội có thể có những thông tin và kiến thức cụ thể liên quan đến ngành nghề của DN thành viên khi họ muốn được BLTD. Cơ chế bảo lãnh tương trợ này được thiết lập nhằm khắc phục vấn đề khó khăn trong công tác thẩm định của các Quỹ BLTD khi cán bộ không đủ năng lực.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều kiện để mô hình này thành công là ở nơi nguồn vốn huy động được xã hội hóa cao và các hiệp hội phát triển. Việt Nam chưa đạt được điều kiện này. Tuy nhiên, Chính phủ có thể xây dựng mô hình thí điểm, thiết lập các điều kiện khung và hỗ trợ trong thời gian đầu, thúc đẩy sự tham gia của tư nhân vào hệ thống bảo lãnh này và dần chuyển giao hệ thống cho DN tư nhân.
Để giảm rủi ro trong trường hợp DN không có tài sản bảo đảm bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh có thể được điều chỉnh thành bảo lãnh tối đa 80% khoản vay của DNNVV tại TCTD. Đối với quy định về tài sản thế chấp, có thể xem xét chấp thuận tài sản thế chấp là hợp đồng sản xuất hay hợp đồng bán hàng hóa của DN. Cùng với đó là việc tăng trách nhiệm phối hợp giữa ngân hàng và các Quỹ BLTD thông qua việc tạo cơ chế chia sẻ rủi ro cũng như nâng cao khả năng thẩm định khách hàng của các quỹ BLTD DNNVV, kết hợp BLTD với cung cấp dịch vụ cho DNNVV.
“Các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể giải quyết được những vướng mắc hiện nay và nâng cao được hiệu quả hoạt động của các Quỹ BLTD cho DNNVV”, ông Đức nhấn mạnh.
Ví như Công ty TNHH Minh Thịnh là công ty xây dựng trang trại điển hình của tỉnh Bắc Ninh. Công ty có dự án mở rộng trang trại, cần vay 8,5 tỷ đồng, nhưng không đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, Agribank chi nhánh Bắc Ninh đã giới thiệu DN đến Quỹ BLTD Bắc Ninh và đã được chấp thuận BLTD 2 tỷ đồng. Dịch tai xanh xảy ra, DN thiệt hại nặng không trả được nợ đúng hạn. Ngân hàng yêu cầu quỹ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, quỹ cho rằng, rủi ro xảy ra do dịch bệnh nên theo quy định quỹ không phải trả nợ thay. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
