Khi hàng hóa bớt kiểm tra chuyên ngành
![]() | Kiểm tra chuyên ngành bủa vây nông sản xuất nhập khẩu |
![]() | Cần đổi mới kiểm tra chuyên ngành |
![]() | Khổ vì kiểm tra chuyên ngành |
Năm 2018, Chính phủ tiếp tục coi cải cách môi trường kinh doanh (MTKD) là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trong đó cắt giảm chi phí, giấy phép con, phiền hà sách nhiễu đối với người dân, DN được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Đã là ưu tiên thì phải hành động
Một trong những hành động mạnh mẽ thể hiện ưu tiên này là việc Thủ tướng vừa ký Nghị định 15 thay thế Nghị định 38 về điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm (ATTP).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết với Nghị định mới này, Chính phủ yêu cầu phân cấp mạnh cho cơ quan quản lý địa phương, xử lý chồng chéo giữa các bộ ngành với nhau hay ngay trong nội bộ của một bộ. DN từ nay có quyền quyết định lựa chọn đăng ký kiểm định ở một bộ nào mà họ muốn. Như vậy, tình trạng như một sản phẩm sô-cô-la phải chịu tới 13 giấy phép con sẽ không còn nữa.
![]() |
Giảm chồng chéo trong kiểm tra, chuyển mạnh sang hậu kiểm giúp cả nền kinh tế được lợi |
Theo các chuyên gia, Nghị định 15 thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy về quản lý ATTP, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, khuyến khích các DN nâng cao tính tuân thủ các quy định về ATTP, song vẫn đảm bảo mục tiêu về quản lý Nhà nước.
Một trong những điểm mới trong Nghị định 15 là cho phép DN tự công bố sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm… trong khi các sản phẩm, nguyên liệu chỉ dùng sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ được miễn thực hiện thủ tục tự công bố.
Bên cạnh đó Nghị định này cũng mang tới những thay đổi căn bản trong kiểm soát về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu (như bổ sung thêm các trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về ATTP; áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra Nhà nước về ATTP; phân cấp cho các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh và thay đổi quy định về ghi nhãn thực phẩm theo hướng tạo thuận lợi cho DN. Ngoài ra, Nghị định 15 cũng quy định rõ hơn về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP; giảm thời gian, thủ tục công bố; thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm…
“Nghị định 15 đã khắc phục được sự chồng chéo, nhiều tầng nấc quản lý trong thủ tục liên quan tới ATTP. Những quy định mới này đã giúp giảm gánh nặng về thời gian và chi phí đáng kể cho DN. Trước đây, DN phải mất nhiều tháng để thực hiện thủ tục công bố phù hợp quy định ATTP và hàng chục triệu đồng chi phí cho một lần công bố”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban, Ban MTKD và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá.
Lợi ích cho tất cả
Câu hỏi đặt ra là khi hàng hóa bớt phải “cõng” kiểm tra chuyên ngành thì những đối tượng nào được lợi, tác động tổng thể nền kinh tế, MTKD thế nào? Theo bà Thảo, không chỉ DN trong ngành thực phẩm là đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ những thay đổi này. Nghị định giúp giảm đáng kể chi phí của DN như vậy góp phần giảm giá sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh cho DN. Và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP vẫn được đảm bảo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
Ngay tại buổi đối thoại về các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của các DN châu Âu tại Việt Nam đại diện các DN châu Âu tại Việt Nam cho rằng các quy định mới là “cực kỳ thuận lợi” và nếu Nghị định có hiệu lực ngay thì “không biết nói thế nào để cảm ơn Chính phủ”. Nghị định 15 thay thế Nghị định 38 được ban hành và có hiệu lực ngay từ ngày 2/2/2018 và DN muốn “cảm ơn Chính phủ” bởi trước đó vẫn có những lo ngại về tình trạng “trên động, dưới không động”.
Tuy nhiên, để văn bản quy định thực sự đi vào cuộc sống, các chuyên gia cho rằng cần phải giám sát quá trình thực thi Nghị định 15 để đảm bảo việc thực thi đúng và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động truyền thông, phổ biến các nội dung mới của nghị định này. Đồng thời, cần thiết lập đường đây nóng, kênh giải đáp những vấn đề liên quan.
Cùng với đó, để tránh tình trạng DN trục lợi kiếm lời vì lợi ích trước mắt, thậm chí gây hại cho người tiêu dùng (vì giờ chỉ còn tập trung vào hậu kiểm) thì việc kiểm tra hậu kiểm là cần thiết và nên được tăng cường để đảm bảo sự tuân thủ của DN, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Được biết, hiện Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP). Trong đó, Bộ này đề xuất tăng nặng mức phạt chính và bổ sung các hình thức xử phạt như đình chỉ hoạt động có thời hạn, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả… “Việc tăng cường hậu kiểm, áp dụng các chế tài nghiêm khắc sẽ khắc phục được những vi phạm nếu có”, bà Thảo tin tưởng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
