agribank-vietnam-airlines

Khi Đảng trao "điểm tựa" với người nghèo và đối tượng chính sách (Kỳ 2)

Thu Hường
Thu Hường  - 
Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. 10 năm – sau khi Chỉ thị 40 CT/TW được ban hành và đi vào cuộc sống. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lạc Thủy - Tỉnh Hoà Bình, đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Chính những đồng vốn chính sách đã trở thành “Đòn bẩy”, giúp nhiều gia đình có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
aa
Khi Đảng trao "điểm tựa" với người nghèo và đối tượng chính sách (Kỳ 1)

Kỳ 2: Tín dụng chính sách - Mang no ấm đến với người nghèo

Chúng tôi có mặt tại xã Thống Nhất, huyện Lạc Thuỷ vào ngày giao dịch cố định, ông Bùi Văn Tượng - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Là địa phương vùng sâu, vùng xã của huyện, có tới trên 70 % số dân là đồng bào dân tộc Mường. trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Sau khi đưa Chỉ thị số 40 – CT/TW vào cuộc sống, đây được xem là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM của xã. Chính sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên xã Thống Nhất thời gian qua, đã giúp công tác giảm nghèo của địa phương được triển khai thiết thực hơn. Nguồn vốn tín dụng chính sách không những tăng trưởng nhanh, mà hiệu quả của đồng vốn vay cũng phát huy tác dụng, hỗ trợ các hộ nghèo và đối tượng chính sách cải thiện đời sống. Đến nay, xã Thống Nhất đang thực hiện dư nợ 15 chương trình tín dụng, 1.167 khách hàng vay vốn với tổng dư nợ 78.636 triệu đồng.

Nhân dân xã Thống Nhất - Huyện Lạc Thuỷ mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa
Nhân dân xã Thống Nhất - Huyện Lạc Thuỷ mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa

Minh chứng rõ nét nhất về hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách tại xã Phú Thành huyện Lạc Thuỷ, phải kể đến hộ ông Lê Thanh Toàn. Rời quân ngũ trở về địa phương cũng có rất nhiều cựu chiến không có lương hưu. Cuộc sống ở quê hương quanh năm làm nông nghiệp, chăn nuôi thêm con lợn con gà, đủ ăn đã là may mắn. Cựu chiến binh Lê Thanh Toàn ở thôn Rị, xã Phú Thành trước đây thuộc diện hộ nghèo, bản thân anh bị bệnh khớp, khó khăn trong đi lại. Trên vai còn mẹ già, con nhỏ. Được sự hỗ trợ 100 triệu đồng nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội. Qua thời gian đàn bò đã sinh sôi, nảy nở lên 08 con. Ngoài chăn nuôi, gia đình anh còn có gần 6 sào chè, kinh tế dần khấm khá cũng đã có của ăn, của để. Xoá đói giảm nghèo thực sự.

Mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi bò của ông Lê Thanh Toàn – Thôn Rị xã Phú Thành - Huyện Lạc Thuỷ
Mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi bò của ông Lê Thanh Toàn – Thôn Rị xã Phú Thành - Huyện Lạc Thuỷ

Trước đây, kinh tế của gia đình anh Bùi Văn Công, ở thôn Thắng Lợi, xã An Bình cũng gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy lợi thế của địa phương có đất đai rộng, khí hậu mát mẻ phù hợp với chăn nuôi. Được tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội từ nguồn ngân sách địa phương huyện, số tiền 100 triệu đồng gia đình anh Công đã đầu tư xây dựng trang trại trên diện tích 2000m2 để mở mang chăn nuôi ngan, lợn rừng, ốc nhồi và cá. Nhờ chăm chỉ, chịu thương chịu khó mà kinh tế gia đình ngày càng khấm khá. Mỗi năm sau khi trừ chi phí cũng cho gia đình anh thu lãi 300 triệu đồng.

Mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi của hộ gia đình anh Bùi Văn Công – xã An Bình - Huyện Lạc Thuỷ
Mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi của hộ gia đình anh Bùi Văn Công – xã An Bình - Huyện Lạc Thuỷ

Chủ trương đúng hợp lòng dân, chính sách kịp thời, đã thực sự là đòn bẩy giúp các đối tượng “chạm” được đến ước mơ của mình nhất là chương trình cho vay học sinh sinh viên trang trải chi phí học tập, cho vay học sinh sinh viên mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến. 10 năm qua, toàn huyện Lạc Thuỷ đã có gần 1.000 lượt em học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, sinh hoạt, mua máy tính để phục vụ cho việc học tập.

Anh Nguyễn Văn Cương – Thôn Bến Nghĩa xã Phú Nghĩa (áo đỏ) tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mua 2 máy tính 2 con học tập
Anh Nguyễn Văn Cương – Thôn Bến Nghĩa xã Phú Nghĩa (áo đỏ) tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mua 2 máy tính 2 con học tập

Tín dụng chính sách đã góp phần giúp giải quyết các vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lạc Thủy; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của huyện.

Giai đoạn 2014-2024, tín dụng chính sách đã cho vay trên 1.124 tỷ đồng cho 33 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư sản xuất, cải thiện đời sống (trong đó hộ DTTS là trên 19 ngàn hộ). Trong đó, nhóm đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo là: 12.012 lượt hộ; thu hút, tạo việc làm ổn định cho 2.860 lao động trong và ngoài nước; 5.389 hộ gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; 9.950 lượt hộ gia đình được vay vốn xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường; 612 em HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập, 253 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở kiên cố, xóa bỏ tình trạng nhà tạm bợ, dột nát; 81 khách hàng là đối tượng chính sách có thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn để xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà để ở ổn định cuộc sống. Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho gần 7.400 hộ thoát nghèo.

Có thể khẳng định, đối với công tác giảm nghèo, tín dụng chính sách đã đầu tư khá toàn diện và đồng bộ, trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện nhà. Kể từ năm 2014, đã có 7.363 lượt hộ vay tín dụng chính sách thoát nghèo, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2021, còn theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 12.96% đầu năm 2022 xuống còn 7,45 % năm 2023.

Giai đoạn 2014-2024, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vốn các chương trình tín dụng tại 8 xã về đích nông thôn mới với doanh số cho vay 955 tỷ đồng, chiếm hơn 85% tổng doanh số cho vay, với trên 29 nghìn khách hàng vay vốn; Trong đó, có 9.550 hộ gia đình vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường để xây dựng trên 19.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn, nâng cao điều kiện sống và cải thiện môi trường tại các xã đạt chuẩn NTM.

Vinh dự hơn, nguồn vốn tín dụng chính sách đã có vai trò trực tiếp, tác động đến phát triển kinh tế xã hội, góp một phần quan trọng vào thành tích huyện Lạc Thuỷ đạt chuẩn NTM năm 2020. Tín dụng chính sách cũng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Kể từ năm 2014, đã có 7.363 lượt hộ vay tín dụng chính sách thoát nghèo, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,8%/năm. Tính đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Lạc Thuỷ giảm còn 7,45 % theo tiêu chí mới

Huyện Lạc Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình tổ chức lễ công bố huyện đạt chuẩn NTM, đón nhận huân chương lao động hạng ba
Huyện Lạc Thuỷ - Tỉnh Hoà Bình tổ chức lễ công bố huyện đạt chuẩn NTM, đón nhận huân chương lao động hạng ba

Đến với huyện Lạc Thuỷ hôm nay, chắc hẳn ai ai cũng cảm nhận được sự đổi thay mạnh mẽ. Những con đường bê tông trải dài vào tận các thôn, xóm. Hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, khu dân cư đã được nâng cấp khang trang. Đặc biệt, nhờ dòng vốn tín dụng chính sách “chảy” mạnh và phủ rộng, đã và đang góp phần mang lại cuộc sống mới cho người dân, trở thành công cụ kinh tế hữu hiệu và quan trọng giúp thực hiện các mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phương Được người dân tin tưởng, gửi gắm hy vọng vươn lên thoát nghèo bền vững. Góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Thu Hường

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data