agribank-vietnam-airlines

Khi cải cách hành chính hòa cùng nhịp đập kinh tế

Nhất Thanh
Nhất Thanh  - 
Trong 10 năm xếp hạng cải cách hành chính (CCHC) các bộ, ngành, có tới 7 năm NHNN đứng đầu PAR INDEX. Điều đó cho thấy, CCHC của NHNN là một hành trình liên tục không ngừng nghỉ; CCHC của NHNN không chỉ đáp ứng mục tiêu xây dựng một Ngân hàng Trung ương hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, mà hơn thế việc mở rộng cải cách ra toàn ngành Ngân hàng còn góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
aa
Cải cách hành chính: Sức bật từ hai trọng tâm đột phá Thủ tướng: Người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo công tác Cải cách Hành chính Cải cách hành chính nhìn từ chuyển đổi số

Đặt người dân và doanh nghiệp vào trung tâm cải cách

Năm 2023 là một năm vô cùng khó khăn, như TS. Nguyễn Đình Cung nhìn nhận: "Với hơn 30 năm trải nghiệm qua các cải cách, diễn biến thăng trầm kinh tế, đây là thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam”. Trong bối cảnh đó, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ghi nhận: “Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ khác biệt, mang tính đột phá so với các nước trên thế giới. Việc giảm lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 15/3/2023 khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản, xử lý vấn đề thiếu vốn của doanh nghiệp và phục hồi kinh tế “.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng giới thiệu với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về những thành tựu chuyển đổi số của ngành Ngân hàng
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng giới thiệu với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về những thành tựu chuyển đổi số của ngành Ngân hàng

Theo đó, ngay từ đầu năm 2023 hàng loạt các hội nghị trực tiếp và trực tuyến, Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp được tổ chức, triển khai sâu rộng từ cấp trung ương đến 63 tỉnh thành. Từ đây nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân được ban hành. Cụ thể NHNN đã 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN tạo hành lang pháp lý để các TCTD cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; ban hành Thông tư 03/2023/TT-NHNN góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản…

Hay như Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2013 - cú huých lớn thúc đẩy các TCTD chủ động ứng dụng công nghệ vào hoạt động. Với việc cho phép các TCTD sử dụng xác thực định danh điện tử eKYC, giờ đây “ngân hàng không khoảng cách”, “ngân hàng bỏ túi" đã trở thành hiện thực.

Những dẫn chứng trên chỉ là một phần những hiệu ứng từ CCHC của NHNN trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp và người dân những năm gần đây. Vị thế của một ngành kinh tế, tài chính trọng yếu, huyết mạch của nền kinh tế đòi hỏi NHNN liên tục hiện đại hóa, số hóa, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho các TCTD, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Điều đó càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số khi NHNN là một trong những bộ, ngành tiên phong ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 810/QĐ-NHNN) với quan điểm lấy người dân làm trung tâm và tiện ích, thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ là thước đo hiệu quả chuyển đổi số. NHNN cũng là một trong các bộ, ngành đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số (năm 2021) và công bố lựa chọn ngày 11/5 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng nhằm lan tỏa tinh thần, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về vai trò, lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của NHNN, hệ thống TCTD đã tích cực đầu tư và phát triển các mô hình, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số tiên tiến vào các hoạt động ngân hàng, cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Đây là nền tảng để NHNN trở thành trợ công quan trọng cho hành trình thực hiện Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số; cũng như xây dựng và phát triển nền kinh tế số.

Chìa khóa nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, vừa thực hiện chức năng NHTW, đối tượng quản lý và khối lượng công việc của NHNN tăng trưởng ở quy mô lớn, mức độ phức tạp trong công tác quản lý nhà nước cũng tăng lên. Trong bối cảnh đó, NHNN xác định, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nội dung trọng tâm và là chìa khóa quyết định thành công của cải cách cũng như công cuộc hiện đại hóa, số hóa, nâng cao năng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của NHTW.

Nội dung này không chỉ được thể hiện tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà được người đứng đầu ngành Ngân hàng chỉ đạo triển khai xuyên suốt từ nhiều năm qua. Như năm 2008, NHNN là cơ quan đầu tiên tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành “Sơ đồ vị trí việc làm và bản mô tả công việc”. Từ năm 2008 đến nay, NHNN tập trung tuyển dụng cán bộ phù hợp với vị trí công việc, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, theo quy định chung nhưng số lượng biên chế ngày càng ít đi, đòi hỏi chất lượng cán bộ ngày càng cao.

Đặc biệt, để xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thực thi các nhiệm vụ then chốt của ngân hàng, tiến tới trở thành một NHTW tiên tiến, hiện đại trong khu vực và trên thế giới, ngay từ năm 2004, NHNN xây dựng Đề án “Đào tạo chuyên gia” cho từng giai đoạn.

Năm 2019, NHNN đã ban hành Quyết định số 1537/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện với nhiều nội dung trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Ngân hàng Việt Nam như xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn của Ngành…

Năm 2023 Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1350/QĐ-NHNN ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức NHNN (thay thế Quyết định 2613/QĐ-NHNN ngày 28/12/2018) nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ của ngành. Triển khai hoạt động chuyển đổi số tại NHNN giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, NHNN hiện đang xây dựng khung năng lực số và chương trình khung bồi dưỡng năng lực số dành cho cán bộ, công chức, viên chức. Ngành Ngân hàng tích cực huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế với IMF, SEACEN, ADB, WB, JICA (Nhật Bản), GIZ (Đức), SECO (Thụy Sỹ)... để hội tụ các chuyên gia nước ngoài có hiểu biết sâu rộng và có kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, tư vấn nội dung chuyên môn, nghiệp vụ mới, mang tính chuyên sâu, nâng cao đáp ứng kịp thời yêu cầu năng lực chuyên môn của các đơn vị.

Những nỗ lực, hành động cải cách thiết thực của NHNN đã được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2022, NHNN một lần nữa đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC - PAR INDEX 2022. Đây là lần thứ 7 liên tiếp NHNN đứng đầu PAR INDEX (2014 - 2020). NHNN đứng đầu chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC” với điểm chỉ số 98,28%. NHNN cũng là đơn vị duy nhất đạt số điểm tối đa tại các tiêu chí thành phần thuộc Tiêu chí “Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao”. Tiêu chí “Phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, tổ chức” được đánh giá thông qua điều tra xã hội học, NHNN đạt được tỷ lệ điểm số cao nhất.

Năm 2024, nền kinh tế được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, để hoàn thành đồng thời nhiều nhiệm vụ: vừa kiểm soát tốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư vốn tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... NHNN tiếp tục đẩy mạnh CCHC với 3 đột phá.

Một là, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho các TCTD, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Hai là, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc tại NHNN, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tại NHNN. Hình thành môi trường, cách thức vận hành công việc trong hệ thống NHNN dựa trên dữ liệu và công nghệ số, đáp ứng định hướng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, đảm bảo sự phát triển bền vững, gắn với xu thế phát triển của ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số.

Nhất Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data