agribank-vietnam-airlines

Cải cách hành chính nhìn từ chuyển đổi số

Nhất Thanh
Nhất Thanh  - 
Việc đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử của NHNN cũng như toàn ngành Ngân hàng, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành của NHNN mà còn góp phần cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy hành trình cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số quốc gia.
aa
Nâng cao cải cách thủ tục hành chính tại Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện CMCN 4.0 NHNN chi nhánh Quảng Nam đẩy mạnh cải cách hành chính

Tạo đà cải cách từ chuyển đổi số

Tiếp tục triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năm 2023, NHNN đã tập trung thực hiện xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng, phát triển hạ tầng số, phát triển khai thác hiệu quả dữ liệu số, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn an ninh mạng.

NHNN đã ban hành Kế hoạch năm 2023 của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06. Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số/qua kênh số; tiếp tục triển khai việc tích hợp, kết nối các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của NHNN với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGvDC) phục vụ giải quyết các dịch vụ công và các hoạt động nghiệp vụ của NHNN. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện nhiệm vụ đề ra trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ, gắn với thời gian và lộ trình cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 giữa Bộ Công an và NHNN.

Với việc hoàn thành kết nối, khai thác CSDLQGvDC chính thức từ tháng 12/2022 cho dịch vụ công của NHNN, đến nay đã xử lý 272 hồ sơ dịch vụ công cần khai thác thông tin từ CSDLQG&DC.

Cải cách hành chính nhìn từ chuyển đổi số

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã phối hợp với Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) làm sạch 54 triệu hồ sơ khách hàng (HSKH) trong kho dữ liệu của CIC và phương án online qua API để làm sạch các HSKH phát sinh hàng tháng. Nhiều TCTD đang phối hợp với Bộ Công an triển khai mở rộng giải pháp xác thực khách hàng qua thẻ CCCD gắn chíp và triển khai giải pháp xác thực khách hàng qua ứng dụng VNeID trong việc mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, NHNN sửa đổi, bổ sung, thay thế một số văn bản quy phạm pháp luật ứng dụng

CSDLQGvDC, tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID), CCCD gắn chíp vào định danh, xác thực khách hàng. Đồng thời quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án 06, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cải cách TTHC với chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

NHNN đã triển khai xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng thông qua hệ thống Edoc; 100% văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia được ký số và được xác thực theo quy định, công nghệ thông tin tiếp tục được ứng dụng mạnh trong hoạt động điều hành của NHNN. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, giám sát; phòng, chống rửa tiền được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của NHNN phát huy tối đa hiệu quả trong việc tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn, kể cả các cuộc họp giữa các đơn vị trong nội bộ NHNN trên địa bàn Hà Nội và các địa phương không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, công tác phí, mà còn nâng cao hiệu quả công tác điều hành, xây dựng và triển khai chính sách.

Rút ngắn khoảng cách tiếp cận dịch vụ cho người dân

Với các TCTD, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023 thực sự là một cú huých lớn thúc đẩy các TCTD chủ động ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào hoạt động khi chính thức bổ sung các quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử. Với người dân, việc có hành lang pháp lý cho vay trực tuyến sẽ giúp họ "chạm" tới các cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, được tính bằng phút bằng giây, cũng như giải quyết những nhu cầu tiêu dùng cấp bách. Chỉ cần có điện thoại hay máy tính là khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán, đầu tư, bảo hiểm, mua sắm đặc biệt là vốn vay ngân hàng... ở bất cứ đâu và thời điểm nào.

Đây chỉ là một trong những hiệu ứng của NHNN trong việc nghiên cứu, ban hành, trình các cấp có thẩm quyền ban một số chính sách, hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngân hàng số, thanh toán số. Trong năm 2023, NHNN đã nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và đã được Quốc hội thông qua; Trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) (đã được sửa đổi, bổ sung). Trong năm 2023, NHNN đã cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 53 tổ chức không phải là ngân hàng, trong đó có 51 tổ chức đang hoạt động và thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với 02 tổ chức.

Cải cách hành chính nhìn từ chuyển đổi số

Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử được tổ chức vận hành và tiếp tục đẩy mạnh tích hợp, kết nối sản phẩm, dịch vụ, nền tảng với các ngành, lĩnh vực khác để cung cấp dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, dịch vụ thanh toán phí và lệ phí đã triển khai mở rộng tới 71 bộ ngành/địa phương; triển khai thanh toán cho 7 nhóm dịch vụ; mở rộng hình thức thanh toán bằng mã VietQR trên cổng Dịch vụ công Quốc gia với 17 ngân hàng thanh toán lệ phí, hồ sơ xét tuyển đại học. Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) tại Việt Nam đã chính thức triển khai và đến nay đã có 14 NHTM tham gia. Trong năm 2023, Hệ thống chuyển mạch bù trừ tăng trên 60% về số lượng và trên 10% về giá trị so với năm 2022.

Giao dịch TTKDTM tiếp tục ghi nhận sự bứt phá với việc tăng 50,27% về số lượng trong năm 2023, trong đó qua kênh Internet tăng 58,66%, qua kênh điện thoại di động tăng 61,96%, qua phương thức QR code tăng 99,11%. 77,41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, Kế hoạch CCHC của NHNN đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh triển khai các lĩnh vực CCHC theo Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ; cải cách, đổi mới, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên ứng dụng hiệu quả công nghệ số, dữ liệu số, gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng để tạo đột phá trong công tác CCHC.

Đặc biệt, việc NHNN Việt Nam thành lập Ban Chỉ đạo CCHC của NHNN, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng là Trưởng ban tháng 11/2023 hứa hẹn những bước đột phá mới trong công tác CCHC của NHNN trong giai đoạn tới.

Nhất Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data