agribank-vietnam-airlines

Kết nối tín dụng với sản phẩm chủ lực

Bài và ảnh Thạch Bình
Bài và ảnh Thạch Bình  - 
Ngày 18/4, NHNN Việt Nam đã phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn thành phố. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đồng chủ trì hội nghị.
aa
TP.HCM là cái nôi của chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp
Kết nối tín dụng với sản phẩm chủ lực
Lãnh đạo NHNN Việt Nam và UBND. TP. HCM chứng kiến Lễ ký kết tài trợ tín dụng giữa NHTM với DN

Kết nối hiệu quả và lan tỏa mạnh

Theo Báo cáo của NHNN chi nhánh TP.HCM, từ năm 2012 trở lại đây với việc mở ra chương trình tín dụng kết nối giữa các NHTM và DN trên địa bàn, hoạt động hỗ trợ vốn vay đối với DN trong mọi lĩnh vực ở TP.HCM đã phát triển sôi động, nguồn vốn từ ngân hàng đã chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhiều hơn và gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu thực tiễn từ cộng đồng DN.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, sau mỗi lần tổng kết chương trình kết nối, số vốn được các NHTM giải ngân cho vay DN luôn cao hơn nhiều so với số tiền mà các đơn vị cam kết cho vay vào thời điểm ký kết ban đầu. Điều này cho thấy, ngay trong quá trình thực hiện các hợp đồng tín dụng, các NHTM và DN vay vốn đã có sự tương tác, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn lẫn nhau. Quan hệ hợp tác, cộng sinh bình đẳng đã khiến những nút thắt về hạn mức tín dụng hoặc các vướng mắc liên quan đến thủ tục vay vốn được tháo gỡ. Vì thế, các hợp đồng cho vay mới được phát triển và lan tỏa ở hầu hết các NHTM và các hiệp hội, doanh nghiệp đã cùng gắn bó nhiều năm với chương trình tín dụng này.

Theo thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM, trong năm 2018, các NHTM tại địa phương đã giải ngân cho vay khoảng 269.500 tỷ đồng đối với hơn 10.000 DN ở tất cả các lĩnh vực kinh tế. Con số này vượt khoảng 9.500 tỷ đồng so với tổng số vốn vào đầu năm ngoái các NHTM đã cam kết cho vay. Trong năm nay, 15 NHTM tại địa bàn sẽ tiếp tục cam kết cho vay khoảng 269.262 tỷ đồng đối với chương trình kết nối. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2019 các đơn vị đã giải ngân được khoảng 9.122 tỷ đồng đối với 1.100 DN. Vì thế, từ nay đến cuối năm rất có thể con số giải ngân sẽ không dừng lại ở số vốn các ngân hàng cam kết cho vay đã được công bố mà có thể nhiều NHTM sẽ cho vay vượt chỉ tiêu, bởi các tháng giữa và cuối năm hầu hết các DN đều đẩy mạnh kế hoạch sản xuất kinh doanh với nhu cầu giải ngân nguồn vốn lớn.

Tập trung vốn cho các sản phẩm chủ lực

Theo kiến nghị của nhiều DN tại TP.HCM, thời gian qua với chủ trương đẩy mạnh khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam, UBND TP.HCM đã ban hành danh mục 7 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và 1 nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng giai đoạn 2018-2020. Vì vậy, cộng đồng DN đề nghị các TCTD trên địa bàn tập trung tháo gỡ những khó khăn về điều kiện tiếp cận vốn để các DN khối ngành như cơ khí – điện tử; nhựa - hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực – thực phẩm… có nguồn vốn đầu tư dài hạn và vốn lưu động thường xuyên phục vụ sản xuất – kinh doanh.

Theo phản ánh của đại diện Công ty Cơ khí Đại Vũ và một số DN ngành thực phẩm, vướng mắc cơ bản nhất mà hầu hết các DN gặp phải hiện nay là đất nông nghiệp được các nhà băng định giá thấp so với giá thị trường; hay việc DN thuê đất tại khu công nghiệp không thể dùng hợp đồng thuê để thế chấp vay vốn. Trong khi đó, các NHTM cũng chưa thể nới rộng các tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo. Vì vậy những nút thắt này cần được các cấp chính quyền TP.HCM, NHNN và các NHTM cùng xem xét để nới thêm hạn mức cho vay đối với các DN có tiềm năng phát triển.

Ghi nhận kiến nghị của các DN, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM cho rằng, trong năm nay chính quyền thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ DN cả về tài chính lẫn các thủ tục đầu tư. Riêng ở góc độ vốn tín dụng, UBND TP.HCM sẽ đề nghị NHNN chi nhánh TP.HCM và các TCTD tiếp tục bám sát, mở rộng các chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, cho vay bình ổn thị trường, cho vay kích cầu đầu tư. Ngay sau hội nghị này, thành phố cũng sẽ chỉ đạo các sở, ngành tích cực tháo gỡ những nút thắt liên quan đến việc cấp bù lãi suất đối với các khoản vay được ngân sách hỗ trợ. Các thủ tục về cấp giấy chứng nhận sản phẩm chủ lực cũng sẽ được tiến hành thực hiện sớm để hỗ trợ DN mở rộng thị trường và tận dụng các lợi thế cạnh tranh.

Về phía ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, thông qua các chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trong suốt các năm qua, nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của cộng đồng DN đã được ghi nhận và hiện thực hóa vào chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ. Trong năm nay, NHNN cam kết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất, tỷ giá để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.

Nhấn mạnh TP.HCM là “cái nôi” của chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để từ đó nhân rộng ra các tỉnh thành khác trên cả nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, việc tiếp tục mở rộng, đào sâu hiệu quả của chương trình tín dụng kết nối là rất cần thiết và NHNN sẽ tích cực hỗ trợ tháo gỡ tất cả các vướng mắc liên quan đến pháp lý để tạo điều kiện cho DN hợp tác chặt chẽ với các NHTM.

“Tới đây NHNN sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN theo hướng tăng sự chủ động cho các TCTD để các đơn vị tự quyết trong việc xem xét cho vay tín chấp tỷ lệ cao hoặc giảm lãi suất tối đa đối với các DN làm ăn hiệu quả”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin.

Khẳng định hệ thống các TCTD sẽ tiếp tục đồng hành với chương trình phát triển các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố, giống như việc đã tích cực tham gia các chương trình tín dụng kích cầu, tín dụng kết nối, cho vay bình ổn thị trường trên địa bàn, song để tạo điều kiện cho việc kết nối giữa các NHTM và DN đạt hiệu quả, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị, UBND TP.HCM cũng cần nghiên cứu các giải pháp kết hợp các chương trình tín dụng ưu đãi, tín dụng hỗ trợ, thông tin đến hệ thống TCTD trên địa bàn để các NHTM chủ động hợp tác.

Bài và ảnh Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data