Kênh đào Suez tắc nghẽn gây thiệt hại nặng nề
Jon Gold - Phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan của Liên đoàn Bán lẻ quốc gia cho biết, sự tắc nghẽn này đang gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng hiện tại. “Mỗi ngày các con tàu vẫn chen chúc qua kênh sẽ gây thêm sự chậm trễ cho các luồng hàng hóa thông thường”, ông nói và cho biết thêm rằng, các thành viên của nhóm thương mại đang tích cực làm việc với các hãng vận tải để theo dõi tình hình và xác định các chiến lược giảm thiểu tốt nhất. “Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục vật lộn với sự tắc nghẽn và chậm trễ của chuỗi cung ứng do đại dịch. Không nghi ngờ gì sự chậm trễ hiện tại càng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và gây ra những thách thức bổ sung”.
Kênh đào Suez, ngăn cách châu Phi với châu Á, là một trong những tuyến giao thương nhộn nhịp nhất trên thế giới, với khoảng 12% tổng lượng thương mại hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua đó. Trong đó, xuất khẩu năng lượng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng, dầu thô và dầu tinh luyện chiếm từ 5% đến 10% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Phần còn lại của lưu lượng chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng, từ hố lửa đến quần áo, đồ nội thất, sản xuất, phụ tùng ô tô...
![]() |
Con tàu chở container khổng lồ Ever Given bị mắc cạn ở Kênh đào Suez, ảnh chụp ngày 25/3 |
“Chìa khóa của vấn đề này nằm ở việc mất bao lâu để di chuyển Ever Given”, Alan Baer - Chủ tịch Hãng logistics OL USA LLC cho biết. “Đến nay các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải đối mặt với sự chậm trễ tới 3 ngày và nó sẽ còn lâu hơn nếu sự gián đoạn tiếp tục”. Baer - người có các container trên các con tàu bị mắc kẹt ở cả hai làn của kênh đào Suez cho biết, nếu kênh đào vẫn đóng cửa, các tàu vận tải sẽ được chuyển hướng và đi vòng qua mũi sừng của châu Phi. Tuy nhiên điều này sẽ làm cho hành trình tăng thêm từ 7 đến 9 ngày.
Theo Baer, các hãng vận tải chuyển một phần ba chuỗi thương mại châu Á của họ đến Bờ Đông của Mỹ qua kênh đào Suez, hai phần ba còn lại qua kênh đào Panama. Sự gián đoạn cũng đang ảnh hưởng đến thương mại nhập khẩu từ Ấn Độ cũng như Trung Đông.
Theo BIMCO - Hiệp hội vận tải biển quốc tế lớn nhất đại diện cho các chủ tàu, hiện tượng này sẽ còn tái diễn và tác động đến nguồn cung. Peter Sand - Trưởng bộ phận phân tích vận chuyển tại BIMCO cho biết: “Mọi người đều đang lập kế hoạch dự phòng khi chúng tôi nói chuyện.
Theo Hội đồng Vận tải thế giới, năng lực thông tàu hàng ngày của kênh đào Suez là 106. Nếu kênh này bị đóng cửa trong hai ngày, sau đó sẽ mất thêm hai ngày sau để giải phóng hàng tồn đọng khi mở cửa trở lại. Thời gian trì hoãn càng dài, thời gian di chuyển các tàu càng lâu.
Lars Jensen - Giám đốc điều hành của Sea Intelligence Consulting cho biết, độ tin cậy của lịch trình đối với các tàu container đã bị xáo trộn do hậu quả của đại dịch. Hiện cứ ba tàu container thì có hai tàu đến trễ, và trung bình trễ đến 5 ngày. Mặc dù theo ông việc chậm trễ hai ngày không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên điều này càng kéo dài, nó càng trở nên tồi tệ hơn, “vì khi đó bạn đang nói về việc loại bỏ hiệu quả công suất tàu cũng như các container tại thời điểm mà chúng đã bị thiếu hụt”.
Bên cạnh việc giao chậm hàng nghìn container chứa các mặt hàng tiêu dùng, con tàu bị mắc cạn còn chứa nhiều container rỗng, vốn là chìa khóa cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc. “Các container vốn đã khan hiếm ở Trung Quốc và việc tắc nghẽn hiện tại ở Suez sẽ làm căng thẳng thêm hàng tồn kho”, Jon Monroe - nhà tư vấn thương mại hàng hải và logistics của Jon Monroe Consulting giải thích. “Chúng ta đang quay trở lại môi trường trước Tết Nguyên đán, nơi các nhà máy đang hoạt động hết công suất và đang vật lộn để tìm các thùng chứa cũng như không gian cho hàng hóa thành phẩm của họ”. Sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Mỹ để lấp đầy các kệ hàng trong siêu thị của nước này.
Hiện các nhà sản xuất Trung Quốc đang đáp ứng các đơn đặt hàng lớn trên toàn cầu cho hàng hóa của họ. Việc nhiều quốc gia trên thế giới đóng cửa để ngăn ngừa đại dịch đã làm dồn nén nhu cầu của người tiêu dùng và nó đã bùng nổ trở lại khi đại dịch được kiểm soát. Tuy nhiên, dòng chảy hàng hóa đang gặp khó khăn vì hàng triệu container đang bị nghẽn ở các cảng do các biện pháp kiểm dịch gây chậm trễ cho tiến trình thông quan hàng hóa.
Sự chậm trễ này đang chất thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Nike cùng với các nhà bán lẻ Crocs, Gap, Peloton, Footlocker, Five Below, William Sonoma, Steve Madden, Whirlpool, Urban Outfitters và Tesla đều viện dẫn vấn đề chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ trong quý này.
Theo Brian Bourke - Giám đốc tăng trưởng của SEKO Logistics, sự tắc nghẽn đang tạo ra một cơn bão hoàn hảo cho các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc cung cấp lại hàng. “Thời điểm này không thể tồi tệ hơn”, ông nói.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
