Hướng tín dụng vào các động lực tăng trưởng
Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc: Khẳng định vai trò chủ lực trong phát triển tam nông Agribank giải bài toán vốn ưu đãi cho doanh nghiệp |
Bước sang năm 2024, tình hình quốc tế vẫn diễn biến phức tạp, khó đoán định, kéo theo nhiều hệ luỵ; không ít nền kinh tế lớn gặp khó khăn trong tăng trưởng cũng như kiểm soát lạm phát, thậm chí đang có những dấu hiệu suy thoái. Điều này đang tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.
Để gia tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, ngay từ những ngày đầu năm 2024, Agribank đã tập trung chỉ đạo công tác tăng trưởng tín dụng, chủ động tìm kiếm và có chính sách thu hút các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả; Xây dựng và triển khai đa dạng các chương trình/sản phẩm tín dụng phù hợp với từng ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hướng tới xây dựng các sản phẩm tín dụng mang tính đặc thù cho từng địa phương, vùng, miền, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong quy trình cho vay nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ, tiết giảm tối đa thời gian thẩm định, phê duyệt tín dụng; Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ phù hợp về lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay gặp khó khăn kéo dài do nguyên nhân khách quan; cấp tín dụng để tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng có nợ xấu, nợ cơ cấu nhưng có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và ngân hàng kiểm soát được quá trình cho vay, thu nợ.
![]() |
Agribank luôn tiên phong triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, phục hồi sản xuất kinh doanh |
Từ đầu năm đến nay, để tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng, Agribank đã 2 lần giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,3% - 0,5%/năm và 1 lần giảm lãi suất cho vay ngắn hạn với mức giảm từ 0,5% - 1%/năm. Hiện, lãi suất cho vay bình quân của Agribank giảm 0,42%/năm so thời điểm đầu năm 2023 và giảm 0,13% so với thời điểm đầu năm 2024. Ngoài ra, ngân hàng còn triển khai các chương trình tín dụng quy mô hơn 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 2,5-3%/năm so với lãi suất thông thường để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng.
Tháng 1/2024, dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt gần 1,54 triệu tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng của Agribank cao hơn 0,4%. Doanh số cho vay tháng 1/2024 đạt 206 ngàn tỷ đồng, cao hơn 66 ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Nhu cầu sử dụng vốn sụt giảm do nhu cầu về sản xuất, tiêu thụ hàng hoá chưa được cải thiện, do đó vốn tín dụng đang trở nên dư thừa tại nhiều NHTM, tăng chi phí trả lãi của ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, với vai trò chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, trong thời gian tới, Agribank vẫn sẽ chủ động tiếp tục cân đối để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ hỗ trợ khách hàng, nhất là doanh nghiệp; cải tiến, đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời, chủ động triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hiệu quả gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp phục vụ cho các động lực tăng trưởng của nền kinh tế; tăng cường công tác giám sát và thực hiện nghiêm túc kỷ luật trong xử lý vi phạm trong công tác cho vay.
Cùng với sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, Chủ tịch HĐTV Agribank Phạm Đức Ấn kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu vốn.
Thứ nhất, các vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, những rào cản liên quan đến trách nhiệm, đạo đức công vụ cần tiếp tục được làm rõ và có giải pháp cụ thể để các doanh nghiệp tự tin, mạnh dạn bứt phá phát triển.
Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, các chính sách tài khoá đặc biệt là đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp là chìa khoá để kích thích sản xuất, tiêu dùng, qua đó nhu cầu sử dụng vốn sẽ tăng thêm, vốn của ngân hàng thương mại mới phát huy tác dụng. Chính phủ cần triển khai các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi xanh để đáp ứng các xu hướng, tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, cơ chế quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước cũng như hoạt động của doanh nghiệp cần sớm được đổi mới. Trong đó tăng cường giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước trên tinh thần chuyển quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu; tăng cường giám sát, phát hiện, cảnh báo và xử lý vi phạm ngay từ sớm nhằm ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại.
Về mục tiêu kinh doanh giao cho doanh nghiệp nhà nước, cần cụ thể hoá cho từng loại hình và từng doanh nghiệp cụ thể, căn cứ vào khả năng làm chủ công nghệ, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu có giá trị gia tăng cao. Cơ chế về bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước cũng cần được đổi mới triệt để.
Trong năm 2024, mặc dù còn rất nhiều khó khăn thách thức phía trước, nhưng với sự quan tâm, đồng hành, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, NHNN, các ban, bộ, ngành Trung ương, sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là hàng chục triệu khách hàng, đối tác, cùng sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, nỗ lực cố gắng cao nhất của toàn hệ thống, Agribank phấn đấu tiếp tục hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024. Đó là tiền đề để triển khai và hoàn thành Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, Đề án chiến lược kinh doanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ hiện đại, hướng đến mục tiêu Ngân hàng số, tiếp tục khẳng định vị trí then chốt trong nền kinh tế, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
