Hướng hoạt động của VAMC tiếp tục hiệu quả, bền vững
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng, trong suốt quá trình hoạt động của mình, VAMC đã khẳng định rõ vai trò, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh tới đời sống của người dân, “sức khoẻ” của doanh nghiệp khiến nợ xấu có xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng còn đó những hạn chế, vấn đề cần làm rõ trong hoạt động của VAMC trong thời gian tới.
Nhóm nghiên cứu đề tài đã đề ra nhiều vấn đề mang tính “cách mạng” như cổ phần hoá VAMC, các nghiệp vụ mới của VAMC, định giá khoản nợ, chứng khoán hoá khoản nợ… Hội thảo chính là cơ hội để các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để tìm ra định hướng cho hoạt động của VAMC giai đoạn tiếp theo, đồng thời khẳng định sự tồn tại của VAMC là một điều hiển nhiên.
Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Bùi Tín Nghị, nguyên Giám đốc Học viện Ngân hàng, chủ nhiệm đề tài cho biết, mục tiêu nghiên cứu nhằm hệ thống hóa đầy đủ khung lý thuyết về công ty quản lý tài sản, đánh giá hoạt động của VAMC giai đoạn 2013-2020, thông qua đó đề xuất định hướng hoạt động và phát triển VAMC trong giai đoạn 2021-2030 nằm trong chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và chiến lược phát triển hệ thống tài chính.
Đề xuất các điều kiện và giải pháp cần có để triển khai định hướng hoạt động và phát triển VAMC trong giai đoạn 2021-2030.
Thực tế, trong giai đoạn 2013-2019, hoạt động của VAMC đã đạt được nhiều kết quả tốt, đưa nợ xấu toàn hệ thống TCTD về dưới 3%; minh bạch nợ xấu; phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị Việt Nam; giảm được áp lực tài chính, thêm nguồn vốn tăng trưởng hoạt động tín dụng, thêm quyền năng trong xử lý nợ; tạo điều kiện cho khách hàng.
![]() |
TS. Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng phát biểu khai mạc Hội thảo |
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa triển khai đủ 10 nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP; kết quả mua nợ theo giá trị thị trường thấp; kết quả xử lý thu hồi nợ bằng TPĐB chưa thể hiện đúng hiệu quả xử lý nợ; chưa thể hiện được hiệu quả trong cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng vay.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do nhân sự VAMC, mô hình cơ cấu tổ chức, công tác quản trị rủi ro, hệ thống thông tin kết nối với các TCTD, cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn đến từ khung pháp lý, cụ thể là vướng mắc triển khai quy định thu giữ tài sản đảm bảo; quy định hạn chế đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất; chưa có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán nợ; chưa có hướng dẫn cụ thể về thẩm định giá đối với các khoản nợ xấu; chưa có quy định pháp luật đối với trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất; khó khăn khi vận hành và phát triển thị trường mua, bán nợ…
![]() |
TS. Bùi Tín Nghị, nguyên Giám đốc Học viện Ngân hàng, chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu |
Nguyên nhân khách quan từ TCTD đó là khoản nợ xấu đã phát sinh từ lâu, khó thu hồi; xung đột lợi ích trong quá trình mua bán và xử lý nợ xấu giữa VAMC và TCTD và nguyên nhân cả từ phía khách hàng như ít đáp ứng điều kiện cơ cấu nợ theo quy định.
Dựa trên những thực tế trên, nhóm nghiên cứu cho rằng, VAMC cần được cổ phần hoá, trong đó 51% vốn thuộc nhà nước. Thực hiện cổ phần hoá từ các nguồn vốn độc lập là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó, cần bổ sung chức năng thu thập, cung cấp, công bố thông tin nợ xấu. Chứng khoán hoá nợ, dịch vụ thu hồi nợ, thi hành án dân sự và lệnh bàn giao tài sản, thẩm định giá, tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, M&A và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác.
Về định hướng về tài chính, nguồn vốn của VAMC cần tăng lên từ 20.000 đến 50.000 tỷ đồng. Ngoài ra, cần bổ sung, hoàn thiện và nâng cấp Nghị quyết số 42/2013/QH14 thành Luật xử lý nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Nhóm nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp cho hoạt động của VAMC đó là, giai đoạn 2021-2025, xây dựng kế hoạch cổ phần hoá VAMC, giai đoạn 2026-2030 triển khai cổ phần hoá VAMC. Về cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại các ban nghiệp vụ, thành một số ban mới như Sàn Giao dịch nợ, Trung tâm chứng khoán hoá nợ…
Cụ thể hơn, trong giai đoạn 2021-2025, bổ sung các hoạt động, dịch vụ thu hồi nợ xấu, chứng khoán hoá nợ, thi hành án dân sự và lệnh bàn giao tài sản. Giai đoạn 2026-2030, bổ sung các hoạt động như thu thập, cung cấp, công bố thông tin nợ xấu; thẩm định giá, tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Có thể phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường.
Đề xuất về phía Quốc hội, nhóm nghiên cứu cho rằng cần xây dựng Luật xử lý nợ, Luật Chứng khoán hoá khoản nợ. Với NHNN, cần tiếp tục rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu; chỉ đạo hệ thống các TCTD đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời vốn; chỉ đạo các TCTD tăng cường xử lý nợ xấu, đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ; tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh. Nghiên cứu, xem xét trình chấp có thẩm quyền Luật hoá về xử lý nợ xấu.
Trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, đây là một đề tài rất thiết thực đối với hoạt động của VAMC. VAMC trải qua năm thứ 9 thành lập, đã trở thành một “gara ô tô” trên đường cao tốc của nền kinh tế, là nơi dừng chân của những doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra. Đề xuất cổ phần hoá VAMC sẽ là một gợi mở tốt để tạo nguồn lực cho VAMC.
Các đại biểu cũng cho rằng, ngoài vấn đề tăng cường nguồn lực, con người thì vấn đề quan trọng vẫn là cơ chế, hoàn thành khung pháp lý cho thị trường mua bán nợ để VAMC có thể hoạt động hiệu quả.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
