agribank-vietnam-airlines
Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Học và làm theo Bác, vững tin vượt qua khó khăn, thách thức

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đưa chân lý “Xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” vào cuộc sống, hiện thực hóa thành những mục tiêu phát triển tương ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cùng quyết tâm chính trị cao nhất.
aa
hoc va lam theo bac vung tin vuot qua kho khan thach thuc

Ngay từ những năm tháng chiến tranh gian khổ, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho ngành Ngân hàng. Ngày 6/5/1951, tại Hang Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đây là sự kiện mở đầu quá trình phát triển nền tiền tệ độc lập và hoạt động Ngân hàng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Xuyên suốt 70 năm phát triển và trưởng thành, những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ ngành Ngân hàng vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ ngành Ngân hàng vào tháng 1/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Quản lý tiền bạc là một công tác rất quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cán bộ ngân hàng là người có trách nhiệm giữ tiền cho Nhà nước và Nhân dân, phải học tập cách quản lý tiền cho tốt, đừng để lãng phí, mất mát. Một đồng vốn bỏ ra phải đảm bảo tăng thêm của cải cho xã hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất”. “Cán bộ ngân hàng phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”. Thật vậy, bên cạnh việc cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, Bác rất chú trọng đến yêu cầu về đạo đức đối với cán bộ, đảng viên ngành Ngân hàng là phải chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính và tẩy trừ mọi thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu.

Làm theo lời Bác dặn và để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người thực sự đi vào chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực, Chi bộ Vụ Chính sách tiền tệ (CSTT) thấy rằng, trước hết phải tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên nhận thức sâu sắc những giá trị cốt lõi của việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó không phải là những vấn đề cao xa, phức tạp, mà là những hành động được thể hiện trong đời sống, công việc hàng ngày. Theo đó, trong những năm qua, cấp ủy, Ban lãnh đạo Vụ luôn quan tâm đến giáo dục nhận thức về tư tưởng, chính trị cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong chi bộ, thường xuyên nắm bắt tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên để kịp thời động viên, giải quyết những vấn đề phát sinh, qua đó phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Chi bộ Vụ CSTT đã xây dựng Quy định chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sát với chức năng nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, các đảng viên và cán bộ thể hiện quyết tâm của mình bằng cam kết giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Qua đó xác định rõ ràng các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân; nghiêm túc đánh giá những mặt mạnh – ưu điểm để tiếp tục phát huy, đặc biệt là những mặt còn hạn chế của bản thân để có kế hoạch sửa chữa khắc phục và nhanh chóng tiến bộ.

Cán bộ, đảng viên Vụ CSTT đã cụ thể hoá tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tác phong sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Đó là sự tận tụy, trách nhiệm trong công việc, là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; là ý thức ham học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc; là sự đổi mới khoa học, ngăn nắp, gọn gàng trong sắp xếp giải quyết công việc; là thái độ, ân cần, niềm nở, tận tâm với nhân dân; là tinh thần tiên phong, gương mẫu, hăng hái trong các phong trào thi đua. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thanh niên, luôn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ. Người dành nhiều thời gian và công sức để chăm lo bồi dưỡng các lớp thanh niên kế tục sự nghiệp cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng ấy của Người, cấp ủy và Ban lãnh đạo Vụ thường xuyên chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, phát huy vai trò của lực lượng thanh niên, tạo điều kiện để thế hệ trẻ được trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành. Các đoàn viên Vụ CSTT không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn phẩm chất đạo đức, phát huy tính tiên phong và trách nhiệm cao trong công việc. Bám sát chỉ đạo của Chi bộ, Đoàn thanh niên Vụ CSTT triển khai có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề dưới nhiều hình thức, lồng ghép nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác chuyên môn để qua đó, các đoàn viên cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt những vấn đề mới đang diễn ra, qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngoài ra, các đoàn viên Vụ CSTT tích cực hưởng ứng tham gia mô hình dân vận “Tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn” được thể hiện ở nhiều hình thức và nội dung khác nhau, như: Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học; viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành; tham gia giảng viên kiêm chức và giảng viên tiềm năng; tham gia các khóa đào tạo, hội thảo; trong quá trình nghiên cứu xây dựng cơ chế, các cán bộ, đoàn viên trong Vụ trao đổi trực tiếp với các đơn vị liên quan của NHNN, các TCTD để kịp thời cập nhật các thông tin, kiến thức mới, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, các vấn đề cần xem xét chấn chỉnh TCTD để thực hiện đúng quy định của pháp luật qua đó tham mưu đề xuất lãnh đạo NHNN giải pháp phù hợp...

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đưa chân lý “Xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” vào cuộc sống, hiện thực hóa thành những mục tiêu phát triển tương ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cùng quyết tâm chính trị cao nhất. Chính vì ý nghĩa cao cả đó, mỗi cán bộ, đảng viên Vụ CSTT hiểu rất rõ rằng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là nhận thức sâu sắc, mà phải bằng những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng, thực hiện mong muốn của Bác về một nước Việt Nam hùng cường, phồn thịnh. Chi bộ Vụ CSTT luôn nỗ lực chỉ đạo các cán bộ, đảng viên triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được lãnh đạo NHNN giao phó. Theo đó, Vụ CSTT đã tham mưu điều hành công cụ chính sách tiền tệ đồng bộ, chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, bối cảnh và mục tiêu chính sách. Có thể thấy rõ qua việc điều hành thanh khoản thị trường linh hoạt, tỷ giá nhanh nhạy; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Qua đó góp phần vào thành tích chung của ngành Ngân hàng như: Kiểm soát lạm phát và neo giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp; ổn định được tỷ giá và lãi suất trong khi môi trường thế giới xung quanh đầy biến động; đảm bảo nguồn cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng vững chắc.

Song song với những nỗ lực trong công tác chuyên môn, công tác đảng, phong trào thi đua, công tác xã hội cũng luôn được Công đoàn, Đoàn thanh niên của Vụ CSTT hưởng ứng, tham gia tích cực. Mỗi cán bộ Công đoàn, Đoàn thanh niên đều hăng hái tham gia phong trào thi đua, điển hình là phong trào “Cán bộ ngân hàng rèn đức, luyện nghề, sáng tạo”. Một khi xác định được đây là nhiệm vụ chung của cả tập thể thì việc tổ chức thực hiện sẽ được tiến hành cả ở bề rộng và chiều sâu thực chất, tạo ra được hiệu quả thiết thực. Thực tế cho thấy, Vụ CSTT đã phát huy được sức mạnh tổng hợp từ Chi ủy, Ban lãnh đạo Vụ đến Công đoàn, Đoàn thanh niên, với các hoạt động thiết thực của mỗi tổ chức đã kịp thời khích lệ, động viên toàn thể cán bộ, đảng viên cùng chủ động, tích cực tham gia và tự đề ra các mục tiêu phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ. Chi bộ đã chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động an sinh xã hội khác; tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần.

Có thể nói những nỗ lực của Chi bộ Vụ CSTT trong việc đẩy mạnh rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong thực thi công vụ trong toàn thể cán bộ, đảng viên đã đem lại những kết quả tốt đẹp, có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến từng cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, đến nay, tập thể Vụ CSTT luôn là một tập thể vững mạnh, đoàn kết; các cán bộ đều am hiểu về chuyên môn, kiên định về quan điểm lập trường chính trị; môi trường làm việc văn minh lịch sự, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sống chan hoà nghĩa tình; luôn chú trọng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp; cán bộ, đảng viên Vụ CSTT nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành Ngân hàng và xã hội.

Với những thành tựu của ngành Ngân hàng và đất nước trong những năm qua, với thế và lực cũng như vị thế mới của Việt Nam, cùng sự quan tâm sâu sắc và lãnh đạo toàn diện của Ban lãnh đạo NHNN, tập thể Vụ CSTT có cơ sở để vững tin vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó, góp phần đưa hệ thống ngân hàng phát triển nhanh, toàn diện, an toàn, hiệu quả, bền vững và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là đưa chân lý “Xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” vào cuộc sống, hiện thực hóa thành những mục tiêu phát triển tương ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cùng quyết tâm chính trị cao nhất. Chính vì ý nghĩa cao cả đó, mỗi cán bộ, đảng viên Vụ CSTT hiểu rất rõ rằng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là nhận thức sâu sắc, mà phải bằng những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng, thực hiện mong muốn của Bác về một nước Việt Nam hùng cường, phồn thịnh.
Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data