Hoàn thiện pháp lý để tận dụng ưu thế thương mại điện tử
![]() | Xử lý nhiều gian hàng vi phạm trong bán sản phẩm phòng dịch trên các sàn thương mại điện tử |
![]() | Thương mại điện tử: Cơ hội lớn, thách thức nhiều |
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực TMĐT, tuy nhiên để phát huy và khai thác được, cần hoàn thiện quy định pháp luật xử phạt nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực này.
![]() |
Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến qua các năm có tốc độ tăng trưởng ổn định trên 20-30%/năm. Năm 2019, quy mô thị trường bán lẻ ước đạt 10 tỷ USD (trung bình 1 người dân mua trực tuyến 216 USD một năm), tỷ trọng doanh thu TMĐT theo hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng (B2C) chiếm khoảng 4,8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng cả nước. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á.
Về một số thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, xu hướng sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm, theo đó, để đặt hàng trực tuyến, số khách hàng sử dụng máy tính để bàn/ máy tính xách tay chiếm 61%, số khách hàng sử dụng thiết bị di động là 81%. Tiền mặt khi nhận hàng (COD) là hình thức thanh toán tiền hàng phổ biến khi chiếm tỷ lệ tới 88%, trong khi thẻ ATM nội địa chỉ chiếm 42%...
“Mặc dù COD vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, tuy nhiên người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số nhận định
Liên quan đến thực trạng ứng dụng TMĐT trong DN Việt Nam hiện nay, Bộ Công thương cho biết có 44% doanh nghiệp xây dựng website riêng, 12% tham gia sàn giao dịch TMĐT, 36% tham gia mạng xã hội để bán hàng hóa/dịch vụ. Đối với thương mại trên nền tảng di động, 13% doanh nghiệp sở hữu ứng dụng di động, 16% doanh nghiệp có website phiên bản di động. 43% doanh nghiệp sở hữu ứng dụng di động cho phép người mua thực hiện toàn bộ quy trình mua sắm trực tuyến (bao gồm cả thanh toán trực tuyến), 31% có triển khai khuyến mại dành riêng cho khách hàng.
Các kết quả khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số cũng cho thấy, có 31% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả của hoạt động TMĐT qua website của doanh nghiệp xây dựng, 22% đánh giá cao hiệu quả của ứng dụng di động.
Về những khó khăn, trở ngại khi vận hành website TMĐT, Bộ Công thương cũng thẳng thắn cho biết, nhiều khách hàng vẫn lo ngại việc thông tin cá nhân bị tiết lộ hoặc bị mua bán. Một số lại tỏ ra thiếu tin tưởng vào chất lượng hàng hóa hay các lo ngại vấn đề an toàn khi thanh toán trực tuyến, các khó khăn trong tích hợp thanh toán điện tử, an ninh mạng…
Ông Tiêu Quang Khánh, Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, trong lĩnh vực kinh tế TMĐT, hầu hết các nhà cung ứng thường đưa ra các thông tin sai lệch nhằm thu hút khách hàng. Tình trạng giả mạo sản phẩm bán trên website như làm giả nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng, bán trên các sàn giao dịch TMĐT, gây ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu… là tương đối phổ biến trong lĩnh vực TMĐT.
Vì vậy trong trường hợp nếu người tiêu dùng hoặc khách hàng phát hiện những hành vi giả dối này, hoàn toàn có thể thông báo cho Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Cục TMĐT (Bộ Công thương) để điều tra, xử lý.
Tuy nhiên các vi phạm TMĐT trong thời gian tới cũng sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước sớm phát hiện và xử lý triệt để nhằm tạo môi trường pháp lý an toàn và cạnh tranh công bằng trên không gian mạng. Nhắc lại vụ việc Công ty TNHH GrabTaxi mua lại Công ty TNHH Uber tại thị trường Việt Nam thời gian trước đây, ông Khánh cho rằng, đây là một vụ việc điển hình trong TMĐT với bản chất là vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, khi Grab với Uber có thỏa thuận nếu Uber rút hoàn toàn hoạt động tại thị trường Việt Nam để nhận lại 27,1% cổ phần trong công ty Grab. Vụ việc này có những đặc tính cơ bản hình thức giao dịch tập trung kinh tế đầu tiên được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng xử lý.
Cục TMĐT và Kinh tế cũng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá toàn diện lại hạ tầng chính sách, pháp luật về TMĐT, xây dựng Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn phù hợp với thực tiễn phát triển TMĐT tại Việt Nam. Ngoài ra Bộ Công thương cũng đang khẩn trương hoàn thiện Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT; xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021 – 2025 và tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về TMĐT.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
