agribank-vietnam-airlines

Họa sĩ Lưu Công Nhân: Vẽ là sống

Hà Thư
Hà Thư  - 
Vậy là sắp tròn 16 năm ngày họa sĩ Lưu Công Nhân đi xa (ông mất ngày 21/7/2007). Không còn thấy cái dáng lui cui của ông bên giá vẽ. Người sống ở Đà Lạt cũng không gặp lại Lưu Công Nhân - một người họa sĩ nặng tình với thành phố này. Nhưng trong giới hội họa Việt vẫn luôn nhắc nhớ tới ông. Trong giới sưu tập, nhiều người vẫn săn tìm những tác phẩm của ông, sẵn sàng trả giá cao để sở hữu bức tranh đẹp.
aa

Gần đây, tên tuổi họa sĩ Lưu Công Nhân tiếp tục được nhắc đến. Đó có thể là những lùm xùm về chuyện tranh giả - tranh thật. Đó có thể là xung quanh một cuộc đấu giá tranh trên mạng. Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến khía cạnh tích cực, khi cuốn sách “Lưu Công Nhân và hội họa” (NXB Thế giới) ra mắt bạn đọc. Cuốn sách do nhà báo - nhà nghiên cứu mỹ thuật Đào Mai Trang thực hiện công phu, khi được một người con trai của họa sĩ Lưu Công Nhân cung cấp hàng chục kilôgam tài liệu di cảo gồm thư từ, những trang ghi chép rời, những cuốn nhật ký, sổ tay với bút tích sống động của họa sĩ Lưu Công Nhân. Rồi những bức tranh, phác thảo, ký họa, ảnh tư liệu... Và cả những bài báo cũ đượm màu thời gian, trong đó chỉ dẫn những cứ liệu cần thiết cho thế hệ mai hậu muốn đọc, muốn hiểu về họa sĩ Lưu Công Nhân. Am hiểu về mỹ thuật, nặng tình với họa sĩ, nhà báo Đào Mai Trang đã hoàn thành một cuốn sách với rất nhiều tư liệu quý, mà bất cứ ai khi đọc, cũng có thể tiếp cận một cách rất gần với những tâm tư, suy nghĩ của họa sĩ Lưu Công Nhân.

Họa sĩ Lưu Công Nhân: Vẽ là sống
Tác phẩm “Đi cày” của Lưu Công Nhân

Họa sĩ Lưu Công Nhân sinh ngày 17/8/1929, tên khai sinh là Lưu Công Nhẫn. Nguyên quán của ông là làng Lâu Thượng, nay thuộc xã Trưng Vương, TP. Việt Trì, Phú Thọ.

Lưu Công Nhân theo học khóa đầu tiên mở tại chiến khu Việt Bắc của Trường Mỹ thuật Việt Nam, do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng và trực tiếp giảng dạy (1950-1954). Về sau, khóa học này được nhiều người gọi là Khóa mỹ thuật Kháng chiến. Tại khóa học này, họa sĩ Lưu Công Nhân đã sớm bộc lộ nét tài hoa của mình qua những bức vẽ bài tập và ký họa thực tế.

Dấu ấn hội họa của Lưu Công Nhân càng ngày càng sắc nét khi trải qua những giai đoạn sáng tác mỹ thuật sau này. Người ta vẫn thường nhắc tới những tác phẩm như “Buổi cày”, “Nghỉ trưa hợp tác” được sáng tác năm 1960…

Năm 1960 cũng đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hội họa của Lưu Công Nhân, khi ông bày triển lãm cá nhân đầu tiên với khoảng 200 bức tranh ký họa. Cũng trong năm đó, họa sĩ Lưu Công Nhân gửi 3 tác phẩm “Bác Hồ”, “Buổi cày”, “Nghỉ trưa” tham gia Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, và bức “Buổi cày” (tên ban đầu là “Một buổi cày”) được trao giải Ba về hội họa.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân từng nhận xét: “Lưu Công Nhân có tay nghề điêu luyện lạ thường. Ngay những bức thuốc nước trực họa những năm 1950 đã đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật đầy trắc ẩn này. Cây xoan, ngõ xóm, cô dân quân, cô nuôi lợn, lão du kích, bà bủ móm mém… lùm tre soi bóng xuống ao bèo, cái tường gạch lở lói bởi thời gian và bom đạn với những khẩu hiệu tuyên truyền thật hồn nhiên và kiên quyết… đã trở thành những hình ảnh tạo hình xuất sắc bậc nhất của thời chống Pháp bên cạnh các ký họa của các bậc thầy Mỹ thuật Đông Dương. Về tranh màu nước ở ta, tới nay tôi nghĩ ít có ai vượt nổi Lưu Công Nhân”.

Vẫn lời nhà phê bình Nguyễn Quân: “Tranh sơn dầu cũng được Lưu Công Nhân sử dụng “điệu nghệ” trong thế hệ ông - thế hệ thiếu thốn tuyệt đối về vật chất mà ông là một ngoại lệ. Không làm quan văn nghệ nhưng ông được “số phận ưu ái”: thầy bạn quý nể, gần như là họa sĩ tự do hoàn toàn ở “tổ sáng tác”. […]

Ông cũng vẽ trừu tượng và muốn “hiện đại hóa” hội họa của mình nhưng rồi lại chối bỏ cái không hợp với thể tạng mình. Ở đây, trong nghệ thuật ông là một người thành thật với chính mình và chắt chiu tài năng của mình với ý thức của một họa sĩ chuyên nghiệp và tự do…

Ông dấn thân song không đánh mất mình, mà ngược lại là bằng cách bảo toàn tài năng thiên hướng cá nhân của mình. Tôi thấy sự vật vã chiến đấu với mình, với nghệ thuật và “chỉ thế thôi” của ông vẫn là một bài học. Những phong cảnh và tĩnh vật mực nho, bột màu, thuốc nước của ông là một sự phóng túng nhẹ nhàng, điệu đà, hào hoa nhưng rất chân thực, bởi ông là người như vậy...”.

Trở lại với cuốn sách của nhà báo Đào Mai Trang. Chuyện nhà báo ra sách không phải là chuyện lạ. Nhưng thường thì đó là tập hợp các bài phóng sự, ghi chép, bút ký đã đăng trên báo trong nhiều năm. Nhưng với nhà báo Đào Mai Trang thì khác. Chị dành thời gian nghiên cứu các tài liệu, tư liệu, kết hợp với các khảo sát, trò chuyện với các “nguồn tin” khác nhau để dựng lên một cuốn sách có tựa đề “Lưu Công Nhân với hội họa”. Đọc cuốn sách này, thấy sự tâm huyết, trách nhiệm của tác giả; thấy cả tình cảm dành cho họa sĩ tài danh.

Nhiều người khi đọc cuốn sách này, sẽ dừng lại rất lâu ở những bức thư họa sĩ Lưu Công Nhân gửi cho bạn bè, đồng nghiệp. Và cả những trang nhật ký của ông nữa… Bởi ở những tư liệu vẻ như rời rạc ấy, ẩn chứa nhiều tâm sự của họa sĩ. Nói cách khác, những thư từ, nhật ký ấy đã cất lên tiếng nói của họa sĩ, khi thầm thì, lúc quyết đoán. Chẳng hạn khi ông tâm niệm: “Vẽ suốt cả ngày. Vẽ là một hành động vô ý thức được nghiền ngẫm từ lâu”. Hay: “Không phải cứ […] gallery nọ kia mua mà vẽ hay được đâu!!! Bởi vì vẽ là sống. Sống nghệ sĩ! Chỉ nghệ sĩ mới đẻ ra nghệ thuật thôi”. Lúc khác, ông lại quả quyết: “Vẽ, theo tôi vẫn chẳng khó khăn… bằng sống. […] Người họa sĩ như chúng ta, cái đáng tự hào là “sống sao cho đáng sống”.

Đọc cuốn sách, người ta cũng hiểu ông hơn. Chẳng hạn khi ông tâm sự: “Kỹ thuật của người họa sĩ cũng giống như sợi dây diều. Dây càng dài, diều càng bay cao”. Hay: “Chất liệu không hoàn toàn quyết định giá trị của bức tranh. Một bức tranh đẹp không do vẽ bằng vàng. Nhưng chất liệu quyết định khả năng diễn đạt của tác phẩm. Với chủ đề của bức tranh này, vẽ bằng chất liệu này, thành công hơn chất liệu nếu cần”. Ở một chỗ khác, ông chia sẻ: “Theo tôi mảng màu và đường nét là nhịp đập của trái tim và trí tuệ người cầm bút”. Và: “Đã là nghệ thuật, bức tranh phải lung linh, phát quang và phát quang vĩnh viễn”.

Hà Thư

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data