Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn
Hòa Bình: Ngân hàng Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ký kết chương trình phối hợp Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình làm việc với ngành Ngân hàng trên địa bàn |
Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Đại biểu Quốc hội; đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh...
![]() |
đồng chí Đặng Bích Ngọc Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội nghị khảo sát |
Tại buổi Khảo sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Ngô Quang Lợi, Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã báo cáo tóm tắt việc thực hiện chính sách, pháp luật về các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 30/6/2023, NHNN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai kịp thời chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của các NH, TCTD trên địa bàn thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bám sát chỉ đạo của NHNN Việt Nam, mặt bằng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm trở về mức lãi suất giai đoạn 2017-2019. Các NHTM đã chủ động triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất với mức giảm từ 0,5-3%/năm tuỳ đối tượng khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, phục hồi và phát triển sản suất kinh doanh.
Tổng nguồn vốn trên địa bàn đến 30/6/2023 đạt 43.419 tỷ đồng, tăng 7,3% so với 31/12/2022. tổng dư nợ toàn địa bàn đến 30/6/2023 đạt 35.713 tỷ đồng, tăng 1.362 tỷ đồng, tăng 4,0% so với 31/12/2022, tương đương mức tăng chung của toàn ngành Ngân hàng (4,73%). Nợ xấu nội bảng đến 30/6/2023 là 415 tỷ đồng chiếm 1,16%/tổng dư nợ. Các TCTD đã triển khai đầy đủ các chương trình, chính sách tín dụng, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: Chương trình hỗ trợ lãi suất (HTLS) 2%/năm và chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023; chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 33/NQ-CP;...
![]() |
Đồng chí Ngô Quang Lợi, Giám đốc NHNN chi nhánh Hòa Bình báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh |
Đại diện các TCTD đã có báo cáo, chia sẻ về tình hình tín dụng, lãi suất; hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc thực hiện tiếp cận và cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn; thảo luận, đánh giá làm rõ những khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu của các TCTD nhấn mạnh vấn đề quyền và trách nhiệm của người vay phải được quy định rõ ràng, cụ thể hơn trong Luật Các TCTD (sửa đổi); trong triển khai thực hiện Luật TCTD và một số cơ chế, chính sách liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân;…
Kiến nghị với Đại biểu quốc Hội cùng với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu có quy định cụ thể về nộp thuế lợi tức cổ phần đối với thành viên QTDND, đóng góp Quỹ phòng chống thiên tai; phí, lãi suất, giới hạn cấp tín dụng áp dụng tại các tổ chức tín dụng; yêu cầu hành lang pháp lý đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng số,…
Cũng tại buổi Khảo sát, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến phát biểu về một số nội dung với ngành ngân hàng trong đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tiếp tục chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân; thường xuyên rà soát, kiểm tra trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về tổ chức tín dụng và xây dựng chính sách đòn bẩy kinh tế thị trường có sự khớp nối với sự phát triển của địa phương.
Phát biểu kết luận buổi Khảo sát, đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của NHNN tỉnh trong công tác triển khai thực hiện các văn bản, cơ chế, chính sách trên toàn hệ thống ngân hàng.
Đồng chí đề nghị ngân hàng Nhà nước tỉnh cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giao dịch không dùng tiền mặt; đồng thời kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu; tích cực phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu phải pháp thu hồi nợ xấu; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giao dịch không dùng tiền mặt; quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân thay đổi nhận thức người dân;
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD đảm bảo an toàn hệ thống, nhất là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn để kịp thời có chấn chỉnh; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, minh bạch hóa trong thực hiện nhiệm vụ, tăng niềm tin của Nhân dân đối với ngành Ngân hàng; tiếp tục tham mưu cho tỉnh thực hiện các cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…
Đối với các kiến nghị, đề xuất, thay mặt Đoàn khảo sát, đồng chí Đặng Bích Ngọc ghi nhận tiếp thu, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu giải quyết theo quy định.
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
