Hòa Bình: Ngân hàng Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ký kết chương trình phối hợp
Tham dự Hội nghị có đồng chí Xa Đức Thọ, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình; đồng chí Hoàng Thị Duyên, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó giám đốc điều hành Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hòa Bình; lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; lãnh đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các cơ quan truyền thông trên địa bàn.
![]() |
Chương trình phối hợp giữa ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh giai đoạn 2023-2027 được xây dựng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa hai bên trong việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới cho phụ nữ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong ngành Ngân hàng và tăng cường năng lực của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hòa Bình trong thực hiện hoạt động tài chính vi mô; phối hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn với thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của hai bên; chú trọng thực hiện các chính sách về tài chính toàn diện, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội, các nguồn khác để tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn tín dụng phù hợp phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống và các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu theo quy định; góp phần nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.
Nội dung phối hợp bao gồm triển khai hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các loại hình tín dụng khác; phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó tập trung vào giáo dục tài chính cho phụ nữ, góp phần hạn chế tín dụng đen; Nâng cao nhận thức và tiến tới thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ trong công tác truyền thông về hoạt động của hai Bên, công tác an sinh xã hội và các hoạt động phối hợp khác. Về phía ngành Ngân hàng trên địa bàn cam kết tăng cường công tác chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn tín dụng để hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh được tiếp cận vốn và nâng cao kiến thức, am hiểu cũng như kỹ năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Đặc biệt, chú trọng quan tâm đối tượng phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, sống vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý, tổ hợp tác của phụ nữ.
Theo số liệu báo cáo, tính đến 30/4/2023, về dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hoà Bình đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đạt 1.214 tỷ đồng chiếm 27,5% thị phần; tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn tại Agribank đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đạt 534 tỷ đồng với 189 tổ vay vốn và 4.669 thành viên; tại LPBank, dư nợ đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đạt trên 17 tỷ đồng với 70 tổ vay vốn và 584 thành viên.
Trong thời gian tới, để tổ chức thực hiện tốt các nội dung phối hợp trong chương trình kế hoạch đã đề ra, ngành Ngân hàng Hòa Bình quyết tâm, nỗ lực tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau: thường xuyên phản ánh, trao đổi, nắm bắt thông tin tình hình, chất lượng hoạt động ủy thác của hội, đoàn thể, tổ nhóm các cấp cơ sở trên địa bàn. Tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình vay vốn, nhằm giúp các hộ nông dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện đồng bộ các giải pháp và duy trì thường xuyên việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn; chỉ đạo, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ, quy định cho vay, sử dụng vốn vay của khách hàng.
Các chi nhánh Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tiết giảm tối đa các loại chi phí hoạt động, để tiếp tục hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm phí dịch vụ; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, quy trình, thủ tục vay vốn thuận tiện, minh bạch; các tổ chức hội, đoàn thể phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng một số cây, con có hiệu quả cao, nêu gương điển hình hộ sản xuất kinh doanh đầu tư vốn có hiệu quả để nhân rộng; hướng dẫn xây dựng mô hình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin về các giải pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đẩy mạnh việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội CCB…), tuyên truyền các chính sách tín dụng ngân hàng, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại; khuyến khích đầu tư tín dụng thông qua các tổ vay vốn, giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
![]() |
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
