Hỗ trợ doanh nghiệp hướng vào nội địa
![]() | Đột phá tư duy để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa |
![]() | Ngành Ngân hàng quyết liệt và đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp |
![]() | Tất cả để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển |
Đối với nhiều doanh nhân điều hành cơ sở sản xuất, việc Công ty Bột giặt Vico vẫn coi trọng thị trường trong nước là sự cẩn trọng quá mức, bởi hội nhập kéo theo nhiều cơ hội cho xuất khẩu hơn cả. Nhưng với ông Nguyễn Mộng Lân, Giám đốc Vico, mục tiêu số một của DN vẫn phải là chiếm được 20-25% thị phần Việt Nam. “Khi DN vững chân trên đất mẹ mới tính đến bài toán xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài một cách bài bản”, ông Lân tính toán.
Đặt ra những mục tiêu, chiến lược lâu dài, Vico hiện tại coi trọng chất lượng sản phẩm, chú ý đến mẫu mã, bao bì và chăm chút để giá cả sản phẩm đảm bảo cạnh tranh. Tổng hòa lại, từng sản phẩm bán ra thị trường phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, ngay trong xu thế của hội nhập, cạnh tranh với đa dạng sản phẩm cùng loại từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng nghĩ như Vico. TS. Lưu Đức Hải, Trưởng Ban Phát triển các ngành dịch vụ, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, những năm qua, chiến lược khai thác quy mô của thị trường nội địa của các DN Việt còn một số bất hợp lý. Có khá nhiều sản phẩm thuộc các ngành dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm phụ trợ… đã xem nhẹ hoặc bỏ ngỏ thị trường nội địa.
Nhưng ngược lại, ở một số ngành lại xuất hiện tình trạng co cụm vào thị trường nội địa, dẫn tới một số vấn đề cho ngành hàng. Chẳng hạn như, rất nhiều sản phẩm lại quá chú trọng đến thị trường nội địa nên dẫn đến quy mô sản xuất dư thừa, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được. Mà theo ông Hải, đây là hệ quả của chính sách khuyến khích thay thế nhập khẩu tồn tại trong một thời gian dài, dẫn đến không ít ngành quy mô sản xuất đã vượt quá quy mô nhu cầu trong nước.
Trong khi đó, ở một số lĩnh vực vẫn còn tồn tại sự chia cắt làm giảm sự phát triển của thị trường nội địa. Biểu hiện rõ nhất là sự phân cấp lĩnh vực sản xuất và mặt hàng kinh doanh, cho các chủ thể tham gia thị trường trong các ngành sản xuất điện, nước, xăng dầu; hiện tượng trợ cấp, trợ giá…
Tuy nhiên, với ngay cả các DN mong muốn phát triển ổn định tại thị trường nội địa, nhiều lưu ý cũng được đặt ra. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, DN cần xem xét các yếu tố cấu thành của thị trường, mô hình phát triển, các hình thức tổ chức kinh doanh cũng như cơ chế quản lý Nhà nước.
TS. Đoàn Thị Thùy Dương, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, nếu nhìn tổng thể thị trường khu vực đô thị phát triển nhất, tiếp theo là thị trường khu vực nông thôn và sau cùng là thị trường khu vực miền núi. Do đặc điểm khác nhau của mỗi khu vực, nên hướng tổ chức thị trường cho từng khu vực cũng rất khác nhau.
Thị trường đô thị cần được tổ chức thành hệ thống nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều loại quy mô đan xen nhau. Hướng tổ chức tại thị trường đô thị là hình thành các đầu mối chuỗi cung ứng, các tập đoàn thương mại quy mô lớn đặt trung tâm tại các đô thị nhưng có chân rết đến các khu vực trong cả nước.
Cam kết hỗ trợ các DN dưới góc độ là cơ quan điều tiết thị trường, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, việc tạo ra một môi trường đầu tư, sản xuất và kinh doanh bình đẳng, các DN có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với thị trường, khai thác đầy đủ các nguồn lực của quốc gia thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.
Những giải pháp được ngành Công Thương đưa ra để phát triển thương mại trong nước chính là việc đẩy mạnh triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, nhằm thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, thị trường miền núi, hỗ trợ các DN tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020, Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020, Chương trình xúc tiến thương mại trong nước...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
