agribank-vietnam-airlines

Báo cáo thị trường ẩm thực: Dự báo tăng trưởng 9,6% trong năm 2025

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực Việt Nam 2024 là một tài liệu quan trọng, giúp doanh nghiệp F&B hiểu rõ hơn về những thay đổi, từ đó có định hướng chiến lược phù hợp.
aa

Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực Việt Nam năm 2024 vừa được công bố là nghiên cứu thường niên nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam. Báo cáo được thực hiện với sự phối hợp của iPOS.vn và Nestlé Việt Nam, dưới sự cố vấn và thẩm định dữ liệu của Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC).

Báo cáo năm nay được xây dựng trên cơ sở khảo sát 4.005 nhà hàng, quán café cùng 4.453 thực khách trên toàn quốc, kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp từ các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín. Ngoài ra, gần 100 chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B cũng tham gia các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, đưa ra những đánh giá quan trọng về xu hướng thị trường, hành vi tiêu dùng và triển vọng kinh doanh trong năm tới.

Theo báo cáo, thị trường F&B Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục phát triển dù có nhiều thách thức. Tính đến cuối năm, tổng số cửa hàng F&B trên cả nước ước tính đạt 323.010 cửa hàng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 688,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Trong khi chỉ 14,7% doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu so với năm trước, có tới 49,2% đơn vị dự kiến sẽ tăng giá bán trong năm 2025 để bù đắp chi phí nguyên vật liệu ngày càng tăng cao.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành F&B tại Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025, phù hợp với xu thế chung của thị trường.
Mặc dù, đối mặt với nhiều thách thức, ngành F&B tại Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025, phù hợp với xu thế chung của thị trường.

Nhận xét về tình hình thị trường, ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần iPOS.vn cho biết, năm 2024 chứng kiến nhiều biến động trong ngành F&B. Dù giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, tổng doanh thu toàn ngành vẫn tăng trưởng, phản ánh mức độ chi tiêu khá ổn định của thực khách. Báo cáo này kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp trong ngành có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Đồng quan điểm, ông Lê Quang Long, đại diện Nestlé Professional, nhận định thị trường F&B tại Việt Nam không chỉ giàu tiềm năng mà còn đầy thách thức. Việc hợp tác cùng iPOS.vn thực hiện báo cáo này nhằm mang đến những thông tin cập nhật về xu hướng tiêu dùng, sự thay đổi trong khẩu vị của khách hàng, giúp doanh nghiệp F&B tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Báo cáo cũng chỉ ra một số thay đổi đáng chú ý trong hành vi tiêu dùng. Theo khảo sát gần 4.500 thực khách trên cả nước, xu hướng ăn ngoài vào cuối tuần tiếp tục gia tăng, với tỷ lệ khách hàng ăn ngoài thường xuyên và thỉnh thoảng chiếm gần 70%. Mặc dù giá cả vẫn là yếu tố quan trọng, phần lớn người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên những lựa chọn có chất lượng tốt, giá cả hợp lý thay vì cắt giảm hoàn toàn chi tiêu. Đáng chú ý, thói quen tiêu dùng đồ uống bên ngoài cũng có sự tăng trưởng đáng kể khi tỷ lệ khách hàng uống thường xuyên (3-4 lần/tuần) tăng mạnh từ 17,4% vào năm 2023 lên 32,8% vào năm 2024. Tuy nhiên, mức giá trung bình cho mỗi món đồ uống lại giảm xuống dưới 35.000 đồng, phản ánh tâm lý thận trọng hơn trong chi tiêu.

Theo báo cáo, các món có sử dụng nguyên liệu Matcha đứng đầu trong danh sách trào lưu các món đồ ăn, đồ uống được ưa chuộng nhất năm 2024 .
Theo báo cáo, các món có sử dụng nguyên liệu Matcha đứng đầu trong danh sách trào lưu các món đồ ăn, đồ uống được ưa chuộng nhất năm 2024.

Nếu như năm 2023 là thời điểm bùng nổ của các trào lưu ẩm thực thì năm 2024 lại chứng kiến sự chững lại rõ rệt. Theo báo cáo, 52,8% doanh nghiệp F&B không chạy theo bất kỳ xu hướng ẩm thực nào, thể hiện sự thận trọng hơn trong chiến lược kinh doanh. Tuy vậy, một số xu hướng đáng chú ý vẫn ghi nhận sự quan tâm từ thị trường, trong đó đồ uống làm từ matcha dẫn đầu với 29,6% doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Ngược lại, các dòng trà đậm vị - từng là xu hướng lớn năm 2023 lại đang bước vào giai đoạn bão hòa khi tỷ lệ doanh nghiệp theo đuổi giảm xuống còn 21,4%.

Dự báo về triển vọng thị trường F&B trong năm 2025, báo cáo nhận định ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 9,6%, thấp hơn so với năm 2024 nhưng vẫn duy trì đà phát triển. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% vào năm 2025, tập trung vào các động lực quan trọng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển công nghiệp. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu cũng mở ra cơ hội lớn để Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài, trong đó ngành F&B sẽ không nằm ngoài cuộc chơi.

Trong lĩnh vực ẩm thực, nhiều món ăn mới dự kiến sẽ trở thành xu hướng trong năm 2025. Lẩu bò tươi Triều Châu đang thu hút sự quan tâm nhờ hương vị đậm đà và nguyên liệu tươi ngon. Bên cạnh đó, lẩu hấp thủy nhiệt – phương pháp chế biến giúp giữ trọn dưỡng chất mà không sử dụng dầu mỡ – cũng được dự đoán sẽ trở thành một trong những lựa chọn ưa thích của thực khách. Ở mảng đồ uống, các sản phẩm làm từ matcha và MILO tiếp tục giữ vững sức hút, với nhiều biến tấu sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data