Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững
![]() | Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho DNNVV |
![]() | TP.HCM: Ngân hàng ưu tiên hỗ trợ DNNVV, lĩnh vực bị ảnh hưởng dịch bệnh |
Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, chỉ 25% DNNVV tiếp cận được nguồn tài chính chính thống, phần còn lại sẽ tìm vay vốn từ các nguồn như bạn bè, gia đình và các nguồn vay ngoài ngân hàng.
Việc tiếp cận nguồn vốn chính thống gặp khó vì năng lực tài chính của chủ DN chưa cao, biểu hiện trong việc quản lý dòng tiền, minh bạch chứng từ, báo cáo tài chính. Đồng thời, đa số các DN chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn ngân hàng do liên quan đến tài sản đảm bảo, về phương án kinh doanh khả thi, lịch sử trả nợ và các điều kiện, thủ tục vay vốn khác.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thiếu vốn cũng gây hệ luỵ cho câu chuyện chuyển đổi số của DN, bởi chi phí đầu tư cần thiết cho chuyển đổi số cũng tương đối cao. Ngoài ra, các DNNVV muốn chuyển đổi số cũng gặp một số vấn đề khác như rào cản ngại đổi mới trong khi xu hướng công nghệ thay đổi liên tục; chiến lược và nhân sự chuyển đổi số còn yếu, thiếu...
Để giải quyết những vấn đề này, phía Cục Phát triển DN cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) vừa qua đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho DN trong tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng và chuyển đổi số.
Theo đó, nửa đầu năm 2022, gần 400.000 DN đã được tiếp cận các tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số, hơn 600 DN được đánh giá mức độ sẵn sàng và 100 DN được tư vấn hỗ trợ chuyên sâu. Với tiếp cận tín dụng, 500 DNNVV, trong đó 14 DN đã được tư vấn chuyên sâu về tái cấu trúc các khoản nợ và tiếp cận tài chính với khoản vay được phê duyệt là 5 triệu USD.
Đại diện Cục Phát triển DN cho biết, vừa qua Cổng thông tin DN (được quản lý và vận hành bởi của Cục Phát triển DN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chính thức đi vào hoạt động với vai trò cung cấp các thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ DN, tài liệu đào tạo, hướng dẫn kinh doanh, kết nối kinh doanh… cho các DN tại Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV.
Bên cạnh đó, cổng thông tin sẽ là cầu nối giữa DN với Chính phủ, giữa DN với DN, giữa DNNVV với DN đầu chuỗi hay với DN FDI. Cổng cũng sẽ là cầu nối của DN Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua cổng kết nối DNNVV ASEAN, tạo cơ hội để DN Việt Nam phát triển thị trường tới Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Ngoài ra, cổng thông tin DN là một nguồn cung cấp các nghiên cứu, báo cáo về nhiều chủ đề từ các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, tổ chức tư vấn hàng đầu, giúp các đơn vị nắm được thông tin liên quan đến ngành và thị trường một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
