agribank-vietnam-airlines

Họ đã sống một thời như thế

Minh Khuê
Minh Khuê  - 
Nửa thế kỷ của một thời hoa lửa đã đi qua, song những ký ức, sự hy sinh, tinh thần quả cảm và sự ấm áp bền lâu của tình đồng chí, đồng đội thì còn ở lại mãi...
aa
Những kỷ vật thiêng liêng, xúc động của đoàn B68
Ban liên lạc cán bộ ngân hàng B68 với những việc làm nghĩa tình
Gặp mặt cán bộ ngân hàng B68 miền Trung - Tây Nguyên

Lật giở lại những trang kỷ yếu “B68 - Ngày ấy, bây giờ” của Ban liên lạc Đoàn cán bộ Ngân hàng B68 phát hành vào tháng 5/2013 nhân kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống cán bộ ngân hàng “đi B”, thấy thời gian trôi thật nhanh. Tới tháng 5 năm nay, đã tròn 50 năm ngày truyền thống của Đoàn cán bộ ngân hàng được điều động chi viện cho chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nửa thế kỷ của một thời hoa lửa đã đi qua, song những ký ức, sự hy sinh, tinh thần quả cảm và sự ấm áp bền lâu của tình đồng chí, đồng đội thì còn ở lại mãi...

Họ đã sống một thời như thế
Cán bộ B68 ngành Ngân hàng khu vực miền Trung - Tây Nguyên gặp mặt tại Bình Định

Những năm tháng không thể nào quên

Trở lại thời kỳ lịch sử sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 dẫn đến thắng lợi của Việt Nam tại Hiệp định Genève ngày 20/7/1954, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc. Thực hiện Luật 10-59, chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã lê máy chém đi khắp miền Nam. Nhiều đảng viên, cán bộ cơ sở đã bị chúng bắt bớ, chém giết, tù đầy, giam cầm, tra tấn rất dã man. Hàng chục ngàn cơ sở cách mạng ở miền Nam đã bị tàn phá.

Trước tình hình cấp bách đó, ngay từ đầu năm 1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III đã họp và ban hành Nghị quyết số 15 nhằm chỉ đạo chuyển hướng đấu tranh cách mạng ở miền Nam – từ đấu tranh chính trị chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, có sự chi viện của miền Bắc tiến tới giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ tháng 3/1959 đến tháng 5/1968, liên tục trong 10 năm, ngành Ngân hàng đã cử 452 cán bộ cốt cán của Ngành vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Đa số cán bộ được điều động từ 23 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh và thành phố phía Bắc, một số ít thuộc Ngân hàng Trung ương và Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng.

“Đứng bên bờ Đá rừng

Nói đôi lời chia tay

Mắt ai cũng cay cay

Chắc đêm qua thao thức

Kẻ ở lại Quảng Đức

Người đi vô trong R

Không biết đến bao giờ

Mới có ngày hội ngộ...”

Những vần thơ giản dị của đồng chí Trương Thành Trung (Uỷ viên Ban liên lạc Đoàn Ngân hàng B68 khu vực Nam bộ) có lẽ cũng là tiếng lòng chung của nhiều cán bộ ngân hàng nhận nhiệm vụ đi B ngày ấy. Nơi bom rơi đạn nổ, hòn tên mũi đạn chẳng chừa riêng ai, song đã là nhiệm vụ thì ai nấy cũng đều tự răn mình “phải chiến đấu tới hơi thở cuối cùng” cho Tổ quốc.

Nhằm mục đích chuẩn bị phát hành tiền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và chuẩn bị khung cho bộ máy ngân hàng ở các tỉnh phía Nam sau giải phóng, Ngành đã điều động đợt đi B tháng 5/1968 là đông nhất với số lượng 364 người. Sau một thời gian được huấn luyện tại K105 Hòa Bình và qua nhiều ngày tháng chịu đựng gian khổ, ác liệt, ăn đói, nhịn khát, để vượt Trường Sơn... ròng rã gần nửa năm trời, Đoàn mới tới được chiến trường miền Nam. Khi tới chiến trường, Đoàn được chia thành nhiều đoàn đưa về các chiến khu suốt từ nam vĩ tuyến 17 cho đến tận đất mũi Cà Mau.

Nhiệm vụ của Đoàn là chuẩn bị phát hành tiền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và chuẩn bị thành lập ngân hàng ở các vùng giải phóng. Song do diễn biến tình hình thực tế khá phức tạp, tương quan lực lượng giữa ta – địch chưa thuận lợi cho việc giải phóng miền Nam, nên hoạt động của Đoàn được Trung ương chỉ đạo nhanh chóng chuyển hướng phù hợp với tình hình mới.

Ban đầu chỉ là hai nhiệm vụ chính, nhưng sau Đoàn phải vừa tham gia đánh địch trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, vừa góp phần tham gia chiến đấu cùng lực lượng vũ trang khi tình thế cấp bách. Các thành viên trong đoàn cùng với dân đóng góp tài chính cho cách mạng, thu gom tiền Ngụy, “chế biến” ngoại tệ, thu mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, phục vụ cấp cứu thương binh, đảm bảo hậu cần có đủ quân nhu, quân trang, quân lương và quân khí cho lực lượng vũ trang.

Bên cạnh đó cũng tham gia sản xuất tự cấp, tự túc ở hậu cứ ngay tại địa bàn đóng quân trong vùng giải phóng, góp phần xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng. Tham gia xây dựng lực lượng và chính trị, chính quyền cách mạng còn non trẻ tại các địa phương; tham gia công tác binh vận, địch vận, tư – trí vận... ngay trong lòng địch.

Thậm chí có đồng chí trong đoàn còn tham gia làm tình báo kinh tế, an ninh quân đội... Như trường hợp đồng chí Lữ Minh Châu, cố Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc), nguyên là tình báo kinh tế đi B từ năm 1965, nguyên Trưởng Ban liên lạc cán bộ ngân hàng B68 liên tục hai nhiệm kỳ 5 năm (từ năm 2003 đến năm 2013)...

Một trong những đơn vị đặc biệt của giai đoạn này là Ngân tín R với phiên hiệu C32/D170. Giai đoạn 1968 - 1975, C32 có nhiệm vụ nặng nề là tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, chế biến để có đủ tiền cấp phát cho toàn bộ chiến trường theo lệnh Trung ương Cục, khi cấp phát phải chặt chẽ, kiểm soát cẩn thận, không để bị thất thoát. Chỉ đơn cử như việc để nhận được tiền từ vùng địch kiểm soát, bộ phận tiếp nhận phải cử trinh sát vào trước, khi phát hiện không có địch phục kích mới vào vận chuyển tiền về. Tiền về tới căn cứ mới đếm và đào hầm chôn, khi phát hiện địch tấn công, hàng và tài liệu đều chôn giấu, mỗi chiến sĩ C32 đều cầm súng để bảo vệ an toàn người và tài sản. Bộ phận hối đối từ đô la ra tiền Ngụy, tiền Ria (Riel) cũng vô cùng gian khổ.

C32 có nhiệm vụ với toàn chiến trường miền Nam chủ yếu là B2, B3, hỗ trợ B1 và Hạ Lào, cấp tiền cho chiến trường Campuchia gồm lực lượng của ta và lực lượng Campuchia. Đơn vị cũng được giao nhiệm vụ theo dõi tiền quỹ ngoại tệ đặc biệt gửi Trung ương do B29 đại diện B, C32 thường xuyên giữ liên lạc với B29 Ngân hàng Ngoại thương để ghi chép số tiền mặt Trung ương chuyển vào Nam và theo dõi số tiền N2683 yêu cầu xuất ngoại tệ ở nước ngoài để trả cho người đổi tiền ở miền Nam. Với những thành tích đạt được, C32 được tuyên dương là đơn vị Anh hùng, trong đó có phần đóng góp rất quan trọng của Đoàn cán bộ Ngân hàng B68.

Nghĩa tình đồng đội

50 năm đã đi qua, trong Đoàn Cán bộ Ngân hàng B68 ngày ấy người còn, người mất; có những người mà máu xương đã mãi mãi nằm lại lòng đất Mẹ ở tuổi thanh xuân đẹp nhất. 81 cán bộ ngân hàng B68 đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, được Đảng và Nhà nước công nhận Liệt sỹ.

Với người lính, chiến tranh là một phần cuộc đời, có người thậm chí là cả cuộc đời. Những người còn sống sót trở về từ những tháng năm khốc liệt ấy đều có những hồi ức của riêng mình. Hồi ức mà họ gìn giữ, trân trọng và tự hào vì nó. Nhưng hơn hết cả, là thứ tình đồng đội ấm nồng mà họ dành cho nhau, cho những người đã ngã xuống, và còn ở lại. Ban liên lạc cán bộ Ngân hàng B68 được Ngành chấp thuận thành lập vào tháng 5/2003 không gì khác ngoài mục đích góp phần cùng với Ngành giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về chế độ, chính sách đối với Đoàn Cán bộ Ngân hàng B68.

Từ khi thành lập tới nay, Ban liên lạc đã tổ chức được 15 đợt tìm kiếm hài cốt Liệt sỹ B68, và đã tìm được 37 hài cốt Liệt sỹ đưa về với gia đình hoặc tổ chức an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ của địa phương. Xác minh và làm rõ 40 trường hợp cán bộ B68 không rõ tin tức, địa chỉ ở các địa phương. Trong đó có 14 trường hợp cán bộ B68 đã hy sinh, được công nhận là liệt sỹ. 23 căn nhà tình nghĩa đã được vận động xây dựng, trợ cấp khó khăn cho 13 trường hợp B68; hỗ trợ xin việc làm cho 7 trường hợp là con em các gia đình liệt sỹ B68; hỗ trợ 14 trường hợp khác còn tồn đọng về chế độ, chính sách với các gia đình liệt sỹ, thương binh B68. Có thể những việc làm được chưa phải là nhiều, nhưng đó đều là nghĩa tình nặng sâu mà đồng đội dành cho nhau.

Cùng nhau chiến đấu cả một thời hoa lửa, nay niềm vui chỉ là được có cơ hội gặp gỡ nhau, tay bắt, mặt mừng. Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ngành, lãnh đạo Ngành đã đồng ý tổ chức họp mặt Cán bộ Ngân hàng B68 toàn quốc 4 lần (vào các năm 1998, 2003, 2008, 2013) và nhiều lần tổ chức họp mặt cán bộ B68 từng khu vực. Song sâu thẳm trong tất cả vẫn còn canh cánh, khi vẫn còn 21 trường hợp liệt sỹ B68 chưa tìm được hài cốt, dù đã nhiều lần tìm kiếm. Trong đó có 8 trường hợp hy sinh ở khu vực miền Trung, 8 trường hợp hy sinh ở khu vực phía Nam, 5 trường hợp hy sinh ở Campuchia và 1 trường hợp mất tích chưa xác minh được.

Trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, với nhân dân của B68 ngành Ngân hàng sẽ khó có thể hoàn thành nếu thiếu đi sự hy sinh, cảm thông, sẻ chia và chịu đựng gian khổ của hậu phương các gia đình, của những người mẹ, người vợ, người em. Chiến công của đoàn B68 cũng là chiến công thầm lặng mà vẻ vang của các mẹ, các chị, các em...

Những ký ức hào hùng, gian khổ, hy sinh đã tạo nên những con người Ngân hàng B68 đầy trí tuệ, can trường và nặng nghĩa, vẹn tình. Để dù có còn được gặp gỡ, được chuyện trò với nhau bao lần hay không, thì:

“Tình đời có trước, có sau,

Mong sao giữ trọn cho nhau chữ tình”. (*)

(*) Lời thơ của ông Văn Hồng Phương, Trưởng Ban liên lạc Đoàn cán bộ Ngân hàng B68.

So với các ngành trong khối Dân - Chính - Đảng, Đoàn cán bộ Ngân hàng B68 là:

- Đoàn được điều đi chiến trường B sớm nhất (từ tháng 3/1959) - Đoàn đi B với số lượng đông nhất, với 452 cán bộ.

- Đoàn hoạt động đa dạng nhất, địa bàn hoạt động trên khắp chiến trường miền Nam.

- Đoàn có tỷ lệ hy sinh cao nhất xấp xỉ 20%, bình quân cứ 5 người được điều đi chiến trường thì có 1 người hy sinh.

(Bài viết có sử dụng tư liệu của Ban liên lạc Đoàn cán bộ Ngân hàng B68).

Minh Khuê

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngày 11/4/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Đây là dịp để tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Tham dự hội nghị có Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và đại diện nhiều tổ chức hội, đoàn thể.
Thi đua tạo động lực xây dựng NHCSXH Thành phố Hà Nội phát triển ổn định, bền vững

Thi đua tạo động lực xây dựng NHCSXH Thành phố Hà Nội phát triển ổn định, bền vững

Chiều ngày 9/4/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.

Đảng bộ CIC tổ chức Lễ Báo công dâng Bác

Cuối tháng 5, nhân dịp kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 73 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng và kỷ niệm 25 thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Đảng bộ CIC đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác và sinh hoạt ngoại khóa năm 2024 tại Nghệ An.

Công tác xây dựng Đảng, góc nhìn từ một Doanh nghiệp – Ngân hàng: xây dựng về chính trị, Tư tưởng và Tổ chức

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tư tưởng của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước hết là bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc. Người chỉ rõ, Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội. Tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, giữ các chức vụ đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hậu. Do đó, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện…

Cán bộ Vietcombank phải biết giữ gìn chữ Tín và giỏi nghề

Với chúng tôi, những cán bộ Vietcombank nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, hiệu quả công việc, đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết, bất chấp những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trải nghiệm, làm việc qua các phòng ban nghiệp vụ, khách hàng, ngành nghề khác nhau là cách thức giúp chúng tôi liên tục rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, có chính kiến, dám đấu tranh bảo vệ những điều đứng đắn, bảo vệ người tốt, học hỏi từ thực tế, từ nhiều người đến từ những lĩnh vực khác nhau, văn hóa khác nhau, vị trí khác nhau. Chúng tôi hiểu rằng, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức không thể tới trong ngày mai hay ngày kia, mà cần cả một quá trình tích lũy, tự nhận ra và sống với hiểu biết của chính mình và được chuẩn hóa theo 05 tiêu chí: Tin – Chuẩn – Mới – Bền – Nhân:

Đẩy mạnh phát huy sáng kiến và trí tuệ của quần chúng

Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã và đang không ngừng nỗ lực để trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều này, Vietcombank đã áp dụng nhiều biện pháp cải cách, đổi mới, nâng cao năng lực quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động. Một trong những yếu tố quan trọng là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là về sáng kiến và trí tuệ quần chúng.

Vietcombank Thăng Long phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát

Ngày 5.5.2022, Đảng Ủy Chi nhánh Thăng Long đã đưa ra Kế hoạch số 19-KH/DU về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Đảng. Với mục đích: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; Cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết số 04 của BCH Đảng bộ khối Doanh nghiệp TW thành những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Tổ chức phổ biến, quán triệt đến từng Đảng viên, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT và chi bộ trực thuộc Đảng bộ VCB Thăng Long.

Công Đoàn Trụ sở chính Vietcombank luôn phát huy vai trò gương mẫu, tích cực

Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, luôn đồng hành theo Đảng. Trong quá trình phát triển, Công đoàn Việt Nam ngày càng chứng tỏ đây là tổ chức duy nhất, có đủ bản lĩnh và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân và người lao động, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vietcombank Thăng Long đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngày 25/10/2021, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Kết luận số 21-KL/TW về “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng bộ Vietcombank Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện tiếp thu, triển khai rộng rãi đến từng Đảng viên trong các chi bộ thông qua nhiều phương thức.

Vietcombank Thăng Long tích cực bám sát, chủ động triển khai thực hiện và xây dựng đường lối phát triển theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng

2023 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, năm bản lề đẩy nhanh kết quả thực hiện, tạo đà hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; có giá trị định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data