agribank-vietnam-airlines

Hiệu quả những đồng vốn nghĩa tình trên đất Tây Đô (Bài 1)

Thu Hiền - Thanh Trà
Thu Hiền - Thanh Trà  - 
Chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước là tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Mọi người dân đều được thụ hưởng với tinh thần tất cả cùng phát triển, không một ai bị bỏ lại phía sau. Hiện nay, thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện với 369.974 hộ dân, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 0,21%; hộ cận nghèo chiếm 1,59%. Có được kết quả này, không thể không nói tới hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đã và đang làm thay đổi cuộc sống các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn chính sách đã thực sự trở thành “điểm tựa“ giúp các hộ khó khăn vươn lên.
aa

Bài 1: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc
Từ vay hộ nghèo đến vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Đào Thị Huyền, ấp Đông Thắng, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ phát triển kinh tế từ trồng mướp

Tiếp sức những hoàn cảnh khó khăn

Về thăm huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ vào một ngày mưa tháng 10, chúng tôi rất xúc động khi lắng nghe chia sẻ mộc mạc của chị Đào Thị Huyền (dân tộc Khmer) ngụ ấp Đông Thắng, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ. Chị nói :“Nhờ được Nhà nước hỗ trợ xây nhà tình thương, được vay vốn từ NHCSXH để phát triển sản xuất, chính sách cùng với hỗ trợ của đoàn thể, cuộc sống gia đình tui giờ dễ thở nhiều rồi“.

Hơn 10 năm trước, gia đình chị Huyền là một trong những hộ dân tộc Khmer thuộc diện hộ nghèo. Không có đất sản xuất, vợ chồng chị phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống, nuôi 5 con ăn học. Được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, NHCSXH hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, vợ chồng chị đã thuê 7.000 m2 đất để trồng mướp. Nhờ chăm chỉ, siêng năng trồng trọt, mướp cho trái quanh năm và có “đầu ra“ tiêu thụ sản phẩm, mỗi năm gia đình chị Huyền thu lãi khoảng 100 triệu đồng từ trồng mướp.

Hiện gia đình chị Huyền không còn thuộc diện hộ nghèo song vẫn tiếp tục được Phòng giao dịch NHCSXH sách huyện Cờ Đỏ cho vay 50 triệu đồng theo Chương trình giải quyết việc làm. Với số tiền này chị mua vật tư nông nghiệp, trả tiền thuê đất trồng mướp. Có thu nhập ổn định từ trồng mướp, các con lớn đi làm, lao động trang trải cuộc sống được nên chị Huyền dự kiến năm 2025 sẽ không vay vốn tín dụng chính sách nữa.

Còn gia đình ông Huỳnh Hữu Lợi, ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, dù trước đây đã có nghề làm sợi hủ tiếu và bán hủ tiếu buổi sáng, song do không có đủ vốn khiến "cái khó bó cái khôn“, không thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, kinh tế gia đình khá eo hẹp.

Từ lúc chính quyền địa phương vận động phát triển kinh tế đối với những hộ dân sinh sống xung quanh khu vực Chợ nổi Cái Răng, góp phần phát triển du lịch, ông Lợi và vợ có ý tưởng phát triển nghề làm hủ tiếu, thu hút du khách. Nhưng, muốn làm phải có tiền sửa chữa, nâng cấp mặt bằng cho sạch sẽ, thông thoáng, phục vụ khách hàng được chu đáo.

Ông Lợi cho biết: Vợ chồng ông được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ phường An Bình tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH. Ban đầu gia đình ông được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm. Với số tiền này ông và vợ tiến hành sửa chữa, nâng cao nền sân phơi sợi hủ tiếu cho cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, các thiết bị sản xuất lúc đó vẫn chưa được thay mới, vẫn phải xay bột bằng thủ công nên năng suất chưa cao, chưa phục vụ khách hàng kịp thời. Vợ chồng ông bày tỏ mong muốn và đã được chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường tiếp tục hỗ trợ cho gia đình vay thêm vốn từ NHCSXH để mua sắm mới máy xay bột, máy cắt hủ tiếu, từ đó đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới như: pizza hủ tiếu, hủ tiếu ngũ sắc… . Gia đình ông còn mua thêm bàn ghế, xây dựng phòng nghỉ phục vụ khách du lịch lưu trú.

Tính đến nay, gia đình ông Lợi đã được vay từ NHCSXH với tổng dư nợ là 180 triệu đồng. Từ chỗ tổng thu nhập cả gia đình hàng tháng chỉ đạt khoảng 6 triệu đồng, nay gia đình ông Lợi có thu nhập bình quân 30 triệu đồng/tháng, ổn định cuộc sống và còn tạo việc làm thêm cho 6 lao động ngoài gia đình.

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc
Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và Vay vốn đến thu tiền lãi của chị Đặng Thị Diễm Chi, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Cái Răng và Hội Phụ nữ phường Ba Láng đến thăm mô hình phát triển kinh tế của khách hàng vay vốn

Tạo sức bật hiệu quả

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ khẳng định: Cấp ủy và chính quyền các cấp ở Cần Thơ luôn xem việc triển khai tín dụng chính sách là một trong các giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương, tạo sức bật xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tăng cường quán triệt, triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh kiểm tra, giám sát bằng các hình thức nhằm cùng với NHCSXH tổ chức thực hiện thật hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc
Ông Lăng Chánh Huệ Thảo – Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Cần Thơ cho biết nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần tác động tích cực đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ

Theo Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Cần Thơ - Lăng Chánh Huệ Thảo, 10 năm qua, Chi nhánh NHCSXH thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác phát vay cho 306.110 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Cần Thơ với số tiền trên 8.222 tỷ đồng, bình quân 822 tỷ đồng/năm. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.227 tỷ đồng. Số lượng khách hàng Chi nhánh đang theo dõi quản lý là 94.940 hộ, tương ứng với 25,7% số hộ dân của thành phố được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Đáng chú ý, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn Cần Thơ, tác động tích cực đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Qua đó, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người tăng 50,6% so với năm 2014; hoàn thành sớm chỉ tiêu giảm nghèo theo từng giai đoạn, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại Cần Thơ ở mức 3,95% đầu năm 2014 nay chỉ còn 0,21%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,8% đầu năm 2014 xuống còn 3,77% vào đầu năm 2024. Bộ mặt nông thôn được cải thiện, tất cả các phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

Chia sẻ niềm vui trước sự phát triển của quê hương, ông Huỳnh Thanh Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ cho biết: Đông Thắng là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, đời sống người dân trước đây rất khó khăn, nhiều gia đình không có đất sản xuất.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cờ Đỏ, cho các hội viên nông dân có nhu cầu vay vốn, với tổng dư nợ đến thời điểm này đạt trên 17 tỷ đồng, cho 450 hộ vay. Từ nguồn vốn tín dụng, nhiều hội viên nông dân đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần cùng địa phương hoàn thành tiêu chí thu nhập trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đưa Đông Thắng trở thành xã Nông thôn mới vào năm 2017 và nâng lên xã Nông thôn mới nâng cao vào năm 2021.

Thu Hiền - Thanh Trà

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data