Hệ thống QTDND Phú Thọ: Đảm bảo hoạt động ổn định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương
![]() | Quỹ tín dụng nhân dân: Một số khúc mắc cần sớm được tháo gỡ |
![]() | Đảm bảo phát triển an toàn, bền vững |
![]() | Hội thao hệ thống QTDND: Nâng cao tinh thần đoàn kết, tạo động lực mới |
![]() |
Ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Đây là thông tin được nêu tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức ngày 15/12.
Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng và hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bám sát và triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế chính sách, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Vĩnh Thái, Chánh thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho biết, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chủ động phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật trong việc xử lý, củng cố và chấn chỉnh hoạt động các QTDND có tiềm ẩn rủi ro cao, đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh trật tự tại cơ sở. Phối hợp trong chỉ đạo, sắp xếp, củng cố bộ máy hoạt động; xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn; làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân ủng hộ phương án khi xử lý, trấn an dư luận và thành viên khi xảy ra một số thông tin xấu dễ ảnh hưởng đến uy tín, an toàn hoạt động QTDND.
![]() |
Ông Phạm Trường Giang, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ phát biểu tại hội nghị |
Ngoài ra, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các QTDND xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp. Đơn cử, tại các đơn vị có nợ xấu cao, củng cố và thành lập các Ban thu hồi nợ, hướng dẫn UBND cấp xã thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu cho QTDND; phối hợp với UBND cấp huyện, thành phố tổ chức các cuộc họp chuyên đề chỉ đạo xử lý nợ xấu của các QTDND có vấn đề, nổi cộm; phối hợp với các cơ quan công an, tòa án, thi hành án dân sự trong quá trình xử lý.
Với góc nhìn của một QTDND trên địa bàn, ông Nguyễn Khắc Thể, Chủ tịch HĐQT QTDND xã Hùng Việt tâm sự: Quỹ từng rơi vào tình trạng báo động khẩn cấp tương đương với cấp độ kiểm soát đặc biệt. Trong năm 2018 Quỹ đã sảy ra tình trạng khách hàng tiền gửi đến rút tiền ồ ạt với số lượng lớn, chỉ trong thời gian 2 tháng doanh số tiền rút trước kỳ hạn bằng 40% số dư tiền gửi tại Quỹ.
![]() |
Ông Lê Quang Huy, Cục trưởng Cục 3, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) phát biểu tại hội nghị |
Qua thời gian thực hiện Phương án củng cố hoàn thiện thực hiện đề án 1058 và thực hiện Phương án hoạt động theo Chỉ thị 06/CT-TTg, QTDND xã Hùng Việt được sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan, của Đảng ủy, chính quyền địa phương nên đến thời điểm hiện tại QTDND xã Hùng Việt đã đi vào hoạt động ổn định bảo đảm an toàn và phát triển, lấy lại được niềm tin của nhân dân.
Đến nay có thể khẳng định hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển cả về quy mô và chất lượng, tạo điệu kiện hỗ trợ cho các thành viên và người dân tham gia vay vốn phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương.
Toàn tỉnh có 39 QTDND hoạt động trên địa bàn tình với trên 46.200 thành viên tham gia góp vốn (bình quân 1.186 TV/quỹ), so với thời điểm bắt đầu triển khai Chỉ thị 06 tăng lên trên 4.000 thành. Vốn điều lệ cao gấp nhiều lần so với mức vốn pháp định, đạt 4.566 tỷ đồng, tăng 1.161 tỷ đồng so với khi triển khai. Tổng dư nợ 4.556 tỷ đồng (bình quân 117 tỷ đồng/quỹ), so với cuối tháng 4/2019 tăng 900 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát…
![]() |
Các đại biểu tham dự hội nghị |
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng thảo luận, trao đổi một số tồn tại, hạn chế về công tác quản trị, điều hành và kiểm soát hệ thống; việc tái cơ cấu, sử dụng nguồn vốn, xử lý nợ xấu, thu hút thành viên… của hệ thống QTDND trên địa bàn.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Chung, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ, qua thực tế triển khai, đơn vị vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc, nhất là vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp như: diện tích thực tế tài sản thế chấp cho các QTDND không đúng với hợp đồng thế chấp tài sản; tài sản của hộ gia đình nhưng khi cho vay không có chữ ký của các thành viên trong hộ gia đình, dẫn đến tranh chấp phát sinh trong quá trình thi hành án; những đối tượng được QTDND cho vay tín chấp hiện không có tài sản hoặc thu nhập…
Vì vậy nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát, thu hồi nợ xấu trong thời gian tới, ông Lê Quang Huy, Cục trưởng Cục 3, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) đề nghị NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tiếp tục tập trung củng cố, chấn chỉnh các QTDND; quản trị hoạt động theo quy mô của quỹ, phân loại các quỹ để điều tiết hoạt động cho phù hợp; tăng cường liên kết hệ thống, nâng cao vai, vị thế của Ngân hàng HTX; công khai minh bạch trong hoạt động của các quỹ để người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người vay…
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Sau khi nghe nội dung các báo cáo và ý kiến tham luận tại hội nghị, ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của hệ thống QTDND trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 06 đạt được nhiều chỉ tiêu, có nhiều chuyển biến mới. Hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, cung cấp tín dụng cho các thành viên và cộng đồng dân cư.
“Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn có một số tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động", ông Phan Trọng Tấn nhìn nhận.
Để khắc phục tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu, NHNN Chi nhánh tỉnh tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 06; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, có biện pháp quản lý, phân loại quy mô quỹ, nhằm đảm bảo các quỹ hoạt động đúng bản chất của mô hình, đúng quy định của pháp luật; tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của thành viên, nhằm hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh, xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.
“Về quy mô hoạt động cần đặt mục tiêu tăng trưởng cho vay gắn với tập trung củng cố chất lượng tín dụng; tăng cường công tác đào tạo, phát triển và tinh gọn bộ máy quản lý, nhân sự để nâng cao chất lượng quản lý, điều hành; đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu quản trị, quản lý tài chính, hạch toán, kế toán của quỹ; đẩy mạnh phối hợp công tác thông tin tuyên truyền để việc thực hiện Chỉ thị 06 đạt kết quả cao”, ông Phan Trọng Tấn nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
