agribank-vietnam-airlines

Hệ thống ngân hàng vững vàng nhờ nền tảng tài chính tốt

Hà Thành thực hiện
Hà Thành thực hiện  - 
Các khoản nợ xấu mới từ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ đặt ra những thách thức hơn nữa về vốn cho các ngân hàng. Vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ diễn ra như thế nào? Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
aa
he thong ngan hang vung vang nho nen tang tai chinh tot Nhiều động lực tăng trưởng tín dụng cuối năm
he thong ngan hang vung vang nho nen tang tai chinh tot Ngân hàng "tăng tốc" cho vay tiêu dùng
he thong ngan hang vung vang nho nen tang tai chinh tot
Ảnh minh họa

Áp lực nợ xấu có gây sức ép đến việc tăng vốn của các ngân hàng không, thưa ông?

Tình hình nợ xấu có thể diễn biến xấu đi trong thời gian tới và làm bức tranh tài chính của nhiều ngân hàng khó khăn hơn. Qua đó cũng tạo áp lực đối với các ngân hàng tăng vốn để đảm bảo quy chuẩn về an toàn vốn trong hoạt động. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sức ép đó không quá lớn trong thời điểm này mà có thể rơi vào giai đoạn những năm tới. Hiện tại, các ngân hàng vẫn đang còn “lương khô dự trữ” và có thể giúp các ngân hàng giữ được ổn định, an toàn trong hoạt động. Do đó, hệ số an toàn vốn nếu có giảm do tác động từ nợ xấu tăng cũng chỉ quanh mức 8% theo quy định của NHNN chứ không bị rơi khỏi mốc này.

Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Mấy năm trước, NHNN rất khắt khe trong việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Năm nay cũng vậy, NHNN tiếp tục yêu cầu ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nhờ đó, ngân hàng đã giữ lại khoản tiền mặt không nhỏ. Cộng với lợi nhuận từ kinh doanh trong mấy năm qua tương đối tốt và hoạt động xử lý nợ xấu giai đoạn vừa rồi khá tích cực đã giúp gia tăng sức mạnh tài chính đáng kể cho các ngân hàng. Đó chính là “lương khô”, của để dành cho các ngân hàng giải quyết khi gặp phải các vấn đề rủi ro phát sinh; cộng với sức khỏe cải thiện là nền tảng quan trọng để các ngân hàng xoay xở tốt trong giai đoạn khó khăn này.

Ông dự báo thế nào về hoạt động ngân hàng trong thời gian tới?

Với sự bất định của kinh tế thế giới rất khó dự đoán chính xác mức độ tác động cũng như đo lường những thiệt hại có thể xảy ra. Chỉ biết rằng, tại thời điểm này, kinh tế Việt Nam đang gặp không ít khó khăn. Hai tháng liên tục chỉ số PMI – chỉ số đo lường sức mua và đơn đặt hàng mới của kinh tế Việt Nam giảm dưới mức 50 điểm chỉ còn 45,7 điểm. Đây là một dấu hiệu khá tiêu cực của nền kinh tế đang có sức tăng trưởng tốt như Việt Nam. Có thể nói, dịch Covid giai đoạn 2 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.

Nhìn sang cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam, tuy có điểm đáng mừng là vẫn đảm bảo tăng trưởng dương. Nhưng trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhất là những ngành hàng chủ lực có biểu hiện suy giảm như thủy sản giảm 5%, dệt may, da giày giảm trung bình gần 10%... Điều đáng nói, đây cũng là những khách hàng lớn của các ngân hàng.

Trong thời gian tới, nếu môi trường kinh doanh tiếp tục khó khăn, thì khả năng tạo ra thị trường mới, nguồn thu mới cho các ngân cũng không hề dễ dàng. Ngân hàng tồn tại và phát triển được nhờ khách hàng, nên khách hàng khỏe, ngân hàng sẽ tiếp tục đứng vững phát triển tốt và ngược lại. Từ thực tế này cho thấy, khi nền kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng không tránh khỏi những tác động.

Chỉ có khác là mức độ bị ảnh hưởng nhiều hay ít và khả năng giải quyết khó khăn như thế nào tùy thuộc sức khỏe mỗi ngân hàng. Trong mấy năm qua, độ phân hóa giữa các ngân hàng bắt đầu giãn rộng thể hiện rõ qua lợi nhuận, quy mô, cơ cấu khách hàng nhất là chất lượng khách hàng. Ngân hàng nào duy trì được thị phần, có lực lượng khách hàng mạnh thì vẫn giúp họ vững vàng đi tiếp dù lợi nhuận không tránh khỏi suy giảm. Còn ngân hàng nào có khách hàng chưa được mạnh chắc chắn sẽ vất vả hơn.

Điều đáng mừng là chất lượng danh mục tín dụng của các ngân hàng không bị suy giảm quá lớn như dự báo. Đặc biệt, thanh khoản của hệ thống duy trì tốt. Điểm tích cực nữa như tôi nói ở trên là thể lực của các ngân hàng được cải thiện rõ nét so với 5-10 năm trước. Có được điều đó, ngoài sự chủ động từ phía ngân hàng, trong mấy năm qua NHNN kiểm soát rất chặt tăng trưởng tín dụng cả về quy mô lẫn cơ cấu, chất lượng tín dụng.

Nếu có vấn đề gì, NHNN cảnh báo ngay qua giám sát từ xa lẫn kiểm soát trực tiếp hồ sơ. Với sự kiểm soát chặt chẽ này, quy mô tín dụng bám sát, phù hợp với năng lực tài chính của các ngân hàng, không xảy ra tăng trưởng nóng. Cùng với chất lượng tài sản tương đối tốt, tôi hy vọng rằng, các ngân hàng có thể giải quyết, vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data