Hãy giữ vững niềm tin với nông sản, thực phẩm Việt Nam
Việt Nam có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang các nước tiên tiến
Ngày 29/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị định Nông nghiệp hữu cơ số 109/2018/NĐ-CP. Ngày 23/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.
Thực hiện Nghị định số 109 và Quyết định số 885, đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố triển khai thi hành và nông nghiệp hữu cơ đang lan tỏa ngày càng mạnh mẽ trên khắp cả nước, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 335 triệu USD/năm, xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới. |
Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã vượt 174 ngàn ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 335 triệu USD/năm, xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới…
Số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ lên tới hơn 17 ngàn đơn vị, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu…
Tuy có được thành tựu đáng khích lệ, nhưng những thông tin được đưa ra và các ý kiến tại diễn đàn “Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến” cho thấy chặng đường phía trước còn vô vàn những khó khăn, thách thức.
“Làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn khó không biết chừng nào”, doanh nhân Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm, cựu chiến binh Việt Nam, người tiên phong trong nông nghiệp hữu cơ phát biểu.
Nói về những khó khăn, thách thức, doanh nhân Nguyễn Hồng Lam cho biết, khó nhất là nhận thức về nông sản và sản phẩm hữu cơ, về phong tục tập quán của người nông dân. Tiếp theo là niềm tin. Để thành công thì đòi hỏi có sự hy sinh lợi ích ngắn hạn, phải có nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và niềm tin. Làm việc khó mà không có những yếu tố đó thì không làm được.
Thực tế thì vẫn còn hiện tượng làm ăn chụp dật, lạm dụng quá mức tài nguyên đất, nước, không khí và dùng quá nhiều hóa chất làm ô nhiễm môi trường...
“Việt Nam mua bao nhiêu phân bón, loại gì, mua thuốc thực vật của ai, thuốc gì, cả thế giới đều biết cả”, ông Lam nói.
Bên cạnh đó, vẫn có cơ chế xin - cho, vẫn là thủ tục hành chính, vẫn còn những quy định không hợp lý, thiếu thực tế.
“Làm nông nghiệp hữa cơ mà phải mất mấy trăm triệu và có khi cả tỷ đồng làm được cái giấy chứng nhận để bán được ở Viêt Nam… trong khi trình độ và năng lực của nông dân và nông nghiệp còn hạn chế. Và vẫn có tình trạng chính sách của Nhà nước đưa ra lại trở thành cơ hội cho cá nhân trục lợi”, doanh nhân Nguyễn Hồng Lam thẳng thắn nói.
Bên cạnh những khó khăn đó, làm sản phẩm hữu cơ rất nhiều công sức, vật lực và thời gian, ông Lê Khắc Cương đến từ Tập đoàn TH Truemilk chia sẻ. Để có được sản phẩm sữa organic, rau hữu cơ được chứng nhận theo theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, chỉ tính về thời gian thì TH Truemilk mất 7 năm. Để cải tạo đất trồng rau hữu cơ đúng tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, Tập đoàn mất 5 năm. Để sữa được công nhận, thức ăn cho bò cũng phải là hữu cơ và phải có diện tích đồng cỏ đủ rộng để cho bò đi dạo.
Người tiêu dùng thiếu niềm tin
“Không chỉ là thiếu vốn, những doanh nghiệp, nông dân làm nông nghiệp hữu cơ còn thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên gia, thiếu nhân viên kỹ thuật cao và còn thiếu cả niềm tin”, ông Bùi Hồng Quân - Phó Chủ tịch HĐQT Vinamit nói.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chưa thể tin tưởng được một số nhà cung cấp do nhiều đơn vị chưa đảm bảo đúng theo cam kết ban đầu.
Chưa kể, nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục, về đất đai.
![]() |
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. |
“Có những lúc chúng tôi thấy 'sức cùng lực kiệt'. Khó khăn rất nhiều, cạnh tranh rất lớn, mua hữu cơ bán giá thường là có thật. Thực tế, ngay như dự án của chúng tôi 3 năm nay chưa được giao đất”, đại diện của Công ty Bảo Minh nói.
Nhưng vì tâm huyết, doanh nghiệp lại quyết tâm làm. Vì “Xã hội luôn cần loại thực phẩm tốt nhất và nông sản hữu cơ cần được đứng ở vị trí dẫn dắt, như tiêu chuẩn mà nền nông nghiệp nên hướng tới”, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, nói.
Nhưng tâm huyết, quyết tâm và nỗ lực chỉ từ phía doanh nghiệp thì con đường trở thành một quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới sẽ dài ra và số người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hữu cơ chậm tăng.
”Các doanh nông đang sản xuất hay kinh doanh nông sản và thực phẩm hữu cơ đều có chung một điểm kiến nghị: Hãy giữ vững niềm tin của người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam”, bà Kim Hạnh chia sẻ.
Để xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, cần cả quá trình với sự nỗ lực của nhiều bên, từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và chính người tiêu dùng, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, nêu giải pháp.
Niềm tin đang còn thiếu cũng còn do chưa có được sự phân biệt đúng về sản phẩm hữu cơ và còn lẫn lộn về sản phẩm hữu cơ, người tiêu dùng chưa phân biệt rõ giữa loại sạch và an toàn.
Sản phẩm an toàn ở đây có nghĩa là có thể dùng hóa chất (phân, thuốc) nhưng trong danh mục nhà nước cho phép sử dụng, kèm với việc tuân thủ thời gian cách ly. Còn thực phẩm sạch là không dùng hóa chất (không phân bón và 3 loại thuốc, hóa chất là diệt cỏ, trị bệnh và trừ sâu).
“Chúng tôi đã triển khai ở nhiều địa phương và thấy rằng ở tỉnh nào, cả bí thư, chủ tịch, phường, xã cùng vào cuộc với doanh nghiệp, với nông dân thì làm được, nơi nào lãnh đạo không vào cuộc thì làm rất khó”, doanh nhân Nguyễn Hồng Lam nói.
Vì vậy, phát triển nông nghiệp hữu cơ đang rất cần niềm tin của người tiêu dùng, sự ủng hộ của cộng đồng, sự hỗ trợ của chính quyền và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng được lòng tin với người sản xuất, tiêu dùng, các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, địa phương...
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
