agribank-vietnam-airlines

Từ con rắn trong văn minh lúa nước đến nền nông nghiệp xanh

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Với lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, tục thờ thần rắn của người Việt với ý nghĩa vật tổ và thủy thần từ bao đời nay vẫn còn nguyên giá trị ước vọng. Tuy nhiên, việc con rắn ngày càng vắng bóng trên đồng ruộng cũng khiến chúng ta nghĩ về những việc cần làm để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ; trong đó bao gồm việc duy trì môi trường sống cho các loại rắn và côn trùng có ích cho vườn cây, ruộng lúa.
aa

Nhìn lại vật tổ được thờ cúng từ Bắc chí Nam

Không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia phương Đông, con rắn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, đồng thời cũng là đối tượng để nhiều dân tộc tổ chức thực hành các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

Tại Ấn Độ, thần rắn Naga được tôn thờ từ lâu đời với rất nhiều đền đài và lễ hội. Trong một số nghi thức cúng thần rắn tại quốc gia này, những người tham dự chia phần gạo của mình cho các con rắn sống nhằm cầu mong gặp điều lành, tránh điều dữ. Tương tự, tại các quốc gia có người dân tộc Kh’mer sinh sống, thần rắn Niệk chín đầu được xem là biểu tượng cho thần đất và thần nước, giúp ích cho cuộc sống con người; tượng trưng cho sự phồn thực và bảo vệ nguồn nước và các công trình thủy lợi.

Tại Việt Nam, theo hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa, tục thờ rắn được xem là một trong các tín ngưỡng nguyên thủy gắn liền với hai ý nghĩa chính là vật tổ và thuỷ thần.

Các nhà nghiên cứu Trương Chính và Ðặng Ðức Siêu cho rằng, hình tượng con rồng thời Lý “là một con rắn dài, quấn làm nhiều khúc, đầu không sừng và không có râu”. Trong khi đó, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng cho rằng: “Rồng Thăng Long Ðại Việt là loại rồng - rắn, mình tròn trịa và thanh tú, với nhiều khúc uốn lượn nhịp nhàng, là loài có vẩy, ở nước và cũng tượng trưng cho nước, cho mây mưa, vốn là cái nhân tố bận tâm hàng đầu của người dân trồng lúa nước”.

Về mặt ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu cho rằng, người Việt ý niệm hóa về loài rắn qua các danh xưng khác nhau, như: rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, mãng xà… Tùy theo từng bối cảnh, thời điểm lịch sử, những con vật “gốc rắn” được mô tả với những tính cách khác nhau. Ngay cả truyền thuyết thần thoại “con rồng cháu tiên”, thực tế, theo các nhà nghiên cứu, đó là huyền thoại “chim tổ và rắn bố” được hình tượng hóa trở thành mẹ tiên Âu và bố rồng Lạc sinh ra bọc trứng, nở ra trăm con. Bởi các thư tịch cổ ghi chép lại về truyền thuyết này liên quan đến tục xăm mình khi xuống nước để không bị giao long ăn thịt. Sau nhiều thế hệ, giao long - một sinh vật ý niệm từ con rắn - được người Việt thờ cúng như vật tổ và được xưng tôn như loài rồng.

Đối với ý nghĩa coi rắn là thủy thần, theo tìm hiểu từ nhiều tài liệu, từ xưa đến nay tục thờ thần rắn là một trong những tục lệ khá phổ biến và vẫn đang được duy trì ở nhiều địa phương từ Bắc vào Nam.

Tại phía Bắc, đền thờ rắn xuất hiện ở các địa phương khu vực ven sông Hồng, sông Cầu và sông Đuống. Chẳng hạn, ở làng Linh Đàm (xã Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) hiện nay vẫn duy trì lễ hội thờ vị thủy thần Bảo Ninh với hình tượng rồng-rắn lớn. Tại các làng khác như làng Thủ Lệ, làng Nhật Tân (Hà Nội) đều có tục lệ thờ Linh Lang Đại Vương và Uy Đô Linh Lang, vốn là các vị thần rắn, gắn với thủy thần Hồ Tây.

Đổ vào miền Trung, Tây Nguyên, tục thờ rắn như thủy thần xuất hiện ở các địa phương như Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế. Theo đó, bà con dân tộc Mường tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hóa) hiện vẫn duy trì lễ hội thần rắn tại thôn Lương Ngọc. Người dân một số xã thuộc huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng lập bài vị thờ hai vị thần rắn là ông Dài và ông Cụt vốn là hai con rắn được tôn xưng là thủy thần, đem lại mưa thuận gió hòa cho các vùng quê.

Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đền thờ thần rắn cũng khá phổ biến, gắn liền với các giai thoại về thủy thần tại Đình Rắn (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre); hoặc thần rắn đền Vĩnh Hòa tại Rạch Giá - Kiên Giang cũng như truyền thuyết về Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Mười, khi lưu truyền các câu chuyện về “đạo binh rắn” giúp nghĩa quân đánh giặc Pháp đầu thế kỷ trước.

Điệu múa “Lột rắn” tại đình Trường Lâm (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) nơi thờ thần rắn Linh Lang Đại Vương
Điệu múa “Lột rắn” tại đình Trường Lâm (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) nơi thờ thần rắn Linh Lang Đại Vương
Những cánh đồng lúa canh tác hữu cơ, giữ lại môi trường sinh thái tự nhiên ngày càng được nhiều địa phương phát triển, nhân rộng
Những cánh đồng lúa canh tác hữu cơ, giữ lại môi trường sinh thái tự nhiên ngày càng được nhiều địa phương phát triển, nhân rộng

Nghĩ về những cánh đồng hữu cơ

Ở trên là những câu chuyện về con rắn và tín ngưỡng, tục lệ thờ thần rắn trong truyền thống văn hóa và đời sống tâm linh của người Việt. Ở góc độ gần gũi và thực tế hơn, với nhiều thế hệ người nông dân “chân lấm tay bùn”, những con rắn trên đồng ruộng, vườn cây vốn là những sinh vật quen thuộc và ít nhiều có sự gắn bó cộng sinh trong môi trường sống và sinh thái trồng trọt, chăn nuôi.

Nhiều năm về trước, khi nền nông nghiệp ở các địa phương chưa được cơ giới hóa; nhiều cánh đồng, sông rạch, ao đầm chưa bị ảnh hưởng bởi quá trình phát triển đô thị cũng như chưa chịu tác hại đáng kể từ rác thải công nghiệp và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; rắn, chuột, cua, cá tự nhiên có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp các bờ bụi, ruộng vườn. Tuy nhiên, những năm gần đây, với việc lạm dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm các loại bò sát, gặm nhấm và côn trùng vốn là thiên địch của các loại sâu bệnh gây hại ngày càng vắng bóng.

Cho đến những năm gần đây, với các đề án tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp, nhiều địa phương đã bắt đầu chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo thống kê, đến hiện nay, cả nước đã có khoảng gần 500.000 hecta sản xuất nông nghiệp hữu cơ được các tỉnh, thành triển khai đối với ngành hàng lúa gạo, rau củ, trái cây và nuôi trồng thủy sản.

Về mặt chủ trương, chính sách, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ và đã được người dân hưởng ứng hiệu quả. Quan sát thực tế tại nhiều mô hình sản xuất lúa hữu cơ, hoa màu hữu cơ tại các tỉnh như Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên Giang cho thấy, các mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện nay đang được ngành Nông nghiệp các địa phương đánh giá là “cứu cánh” cho môi trường sinh thái và có nhiều tiềm năng để nhân rộng.

Bước sang những ngày đầu năm 2025, sản xuất nông nghiệp xanh, sạch bền vững cũng đang nóng lên từng ngày trên các diễn đàn với những từ khóa như “nông nghiệp xanh”, “kinh tế xanh” “giảm phát thải”, hưởng ứng theo Chỉ thị số 44/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược quốc gia đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030.

Vì thế, có thể thấy rằng, trong những năm tới những cánh đồng xanh, sạch vừa áp dụng các công nghệ hiện đại vừa giữ lại hệ sinh thái môi trường tự nhiên sẽ ngày càng mở rộng. Bằng những giải pháp khả quan, rồi đây, chúng ta có thể kỳ vọng rằng những cánh đồng lúa, vườn cây, đìa cá, vuông tôm sản xuất theo phương pháp hữu cơ dù có phát triển vươn mình ra thế giới với thành tích xuất khẩu hàng tỷ USD thì đâu đó trên bờ ruộng, bụi cây, nương sắn, nương ngô vẫn dễ dàng bắt gặp những con rắn nước, rắn liu điu, rắn săn chuột, rắn hổ trâu và những chim thú, côn trùng quen thuộc với nền nông nghiệp Việt.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data