Hàng ngoại ở siêu thị ngoại gây thất vọng
![]() | Hàng ngoại thứ cấp lấn sân Việt |
![]() | Áp lực từ hàng ngoại nhập |
![]() |
Sản phẩm tại các siêu thị chưa có được chất lượng như mong đợi |
Chị Nguyễn Bích Ngọc, nhân viên một công ty chứng khoán tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh so sánh, đến hội chợ nhượng quyền thương mại 2016, rất nhiều DN Hàn Quốc, Nhật Bản mang hàng tiêu dùng (gia dụng, gốm sứ, quà tặng mỹ nghệ, thực phẩm…) sang để nhượng quyền kinh doanh.
Hàng hóa rất độc đáo, khác biệt, giá cũng không quá đắt đỏ. Hay khi đến hội chợ hàng tiêu dùng Thái Lan, từ đồ hộp, bánh kẹo, giày dép, hàng gia dụng đến quần áo đều có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.
Vì thế, khi đến các siêu thị ngoại, chị cũng hy vọng sẽ có những mặt hàng tương tự để mua sắm bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều đáng thất vọng là ở đó hoàn toàn không có dòng hàng ngoại nhập đúng chất lượng như từng biết.
Nhà bán lẻ Aeon Mall đã mở trung tâm mua sắm thứ hai tại TP. Hồ Chí Minh, quy mô, diện tích hoành tráng, khu vực tự chọn có không gian bán thực phẩm chế biến, đồ uống nhập khẩu từ Nhật Bản với trên 500 mặt hàng.
Nhưng khi người tiêu dùng muốn mua những sản phẩm gia dụng giá trị cao như điện gia dụng, điện máy, điện tử, thì ở đây có chưa quá chục mẫu nồi cơm điện hàng Nhật “thứ thiệt” là Tiger, Toshiba… trong khi tràn ngập những nhãn hàng Kangaroo, Aqua… lắp ráp tại Trung Quốc.
Nhóm những sản phẩm rất nổi tiếng, tiện lợi cho gia đình của Nhật Bản như gốm sứ, nhựa gia dụng, cân điện tử nhà bếp nhỏ gọn không có ở quầy tự chọn. Nếu có, chỉ ở các cửa hàng đồng giá với mức giá cao. Hệ thống siêu thị Lotte Mart của nhà đầu tư Hàn Quốc hiện đã mở rộng đến 14 siêu thị khắp Việt Nam.
Tuy nhiên tại các siêu thị này, nhóm hàng nhập khẩu cũng chỉ là thực phẩm đồ uống, một số hàng điện tử, điện máy của những thương hiệu quen thuộc, không thể hơn được các trung tâm điện máy trong nước như Thiên Hòa, Nguyễn Kim. Với nhóm sản phẩm nhãn hàng riêng Lotte, nhiều nhất vẫn chỉ là thực phẩm đóng gói, không mang dấu ấn Hàn Quốc đặc sắc.
DN sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam đã chật vật cạnh tranh với hàng Thái Lan từ thành thị đến nông thôn nhiều năm nay. Riêng kênh bán lẻ hiện đại, hiện nay người Thái đã sở hữu số lượng lớn siêu thị, cửa hàng tự chọn không thua DN Việt.
Cụ thể, hệ thống siêu thị Big C có đến 33 siêu thị, 10 cửa hàng tự chọn, 1 trang thương mại điện tử của người Thái. Hệ thống Metro có 19 siêu thị quy mô lớn, bán sỉ và lẻ. Hay nhà bán lẻ Robins đã có hai trung tâm mua sắm lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tham vọng đưa hàng Thái vào Việt Nam. Với sự đầu tư khổng lồ này, người tiêu dùng Việt hy vọng sẽ có nơi mua sắm hàng ngoại đúng nghĩa
. Tuy nhiên, tại các siêu thị, trung tâm mua sắm này, cũng như những “nhà ngoại” khác, nhiều nhất vẫn là nhóm thực phẩm, tiêu dùng, thời trang… giá bán ở mức trung bình, phù hợp nhiều đối tượng, chưa có gì đặc sắc.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
