agribank-vietnam-airlines

Hàng ngoại thứ cấp lấn sân Việt

Thanh Trà
Thanh Trà  - 
Thị trường bán lẻ Việt Nam vào mùa kinh doanh cuối năm vẫn tràn ngập hàng Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan với chất lượng thượng vàng hạ cám.
aa

Than trời về giá

Trái với kỳ vọng của người dân về một dòng chảy hàng nhập khẩu đa dạng chủng loại, có chất lượng, giá rẻ từ các nước khối ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Châu Âu… từng được chuyên gia kinh tế dự báo sau mỗi Hiệp định tự do thương mại được ký kết. Đến nay, hàng nhập khẩu từ nguồn này vẫn được xem là hàng hiếm, chưa từng có giá rẻ.

Hàng ngoại thứ cấp lấn sân Việt
Hàng không có xuất xứ tràn vào thị trường tháng cuối năm

Bà Nguyễn Thanh Hoa, chủ shop mỹ phẩm Hoa, đường Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, tại shop bán mỹ phẩm nhập khẩu nhiều hơn gấp hai ba lần hàng Việt Nam, trong đó có cả mỹ phẩm xách tay của các hãng nổi tiếng từ Pháp, Mỹ. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu cũng có năm bảy loại, từ bình dân đến cao cấp. Loại bình dân có hàng Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc….

Bất kỳ xuất xứ từ đâu thì hàng nhập giá cũng cao hơn hàng Việt Nam cùng loại từ 30% - 50%. Tuy là shop mỹ phẩm nhưng dịp cuối năm shop Hoa cũng nhập thêm thực phẩm như bánh, kẹo, đồ hộp, sô-cô-la, nước ép trái cây về bán.

Theo chị Hoa giải thích, thực phẩm đóng gói nhập khẩu luôn đắt hàng, vì mẫu mã đẹp, bắt mắt và độc đáo theo kiểu “sang chảnh”, rất nhiều khách đến đặt hàng trước, để đến Tết có đủ món. Xem qua một số mặt hàng đang bày bán tại đây, giá cao hơn gấp hai, ba lần hàng cùng loại của Việt Nam như sô-cô-la đen xuất xứ Malaysia, trong lượng 359 gram giá 250.000 đồng/hộp, (hàng Việt Nam 500gr giá 110.000 đồng).

Cũng trên đường Lê Thánh Tôn, tại shop trái cây 141, đang giới thiệu nhiều sản phẩm trái cây mới lạ, như quýt hồng, lê nâu, lựu đỏ của Mỹ, chuối Philippines, nho, sơ-ri Úc… ngoài ra, các shop còn rất nhiều sản phẩm trái cây sấy, trái cây khô, bánh, mứt, nước ép từ trái cây nhập khẩu.

Vấn đề đáng nói, một số trong các sản phẩm này cũng có mặt hầu hết tại các quầy trái cây bán ở chợ nhỏ, lẻ nhưng giá rẻ hơn, chỉ bằng 30% - 40% hàng trong shop. Bà Trần Thị Thu, nhân viên bán hàng tại shop 141 cho biết, hàng nhập tại shop chưa bao giới có giá rẻ, vì hàng được vận chuyển chủ yếu bằng đường hàng không. Trái cây này về đến Việt Nam ngoài chất lượng cao cấp, còn giữ nguyên sự tươi ngon. Giá bán không hề rẻ.

Ví dụ, tại shop hiện bán sơ-ri Mỹ giá 650.000 đồng/kg, trong khi chợ bán từ 450.000 đồng – 500.000 đồng/kg. Chắc chắn không phải sơ-ri có cùng xuất xứ. Hay nho đỏ, đen không hạt của Úc, hiện đang vào mùa (vụ mùa từ tháng 11/2015 – 1/2016) giá bán đã giảm còn 190.000 đồng/kg. Hàng này không thể so sánh với loại nho chỉ bán 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg, là loại nho có hình thức khá giống với nho Úc nhưng trồng rất nhiều tại Đài Trung (lãnh thổ Đài loan của Trung Quốc).

Té ngửa với xuất xứ

Gần tết, nhu cầu trái cây tươi, thực phẩm ăn liền, bánh kẹo, đồ khô tăng mạnh và tiểu thương cũng không ngại tìm kiếm nguồn hàng mới để thu hút khách hàng. Những chợ trung tâm của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay như Tân Định, Bến Thành, An Đông, Hòa Bình… đã tung hàng đặc sản Tết ra bán. Điều lạ của năm nay là cuộc đổ bộ bất tận của thực phẩm ngoại, với nguồn gốc xuất xứ rối loạn.

Nhóm hàng mới lạ đầu tiên phải kể đến là thực phẩm khô ăn liền (khô bò, heo, cá khô…). Đây là những loại thực phẩm đặc sản Tết của người Việt, nhưng thị trường Việt lại đang ưa chuộng hàng nhập khẩu từ Campuchia, Thái Lan, thậm chí đến cả khô cá mặn nhập khẩu từ… Malaysia.

Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ này cũng chỉ có người bán mới biết. Bà Nguyễn Thu Trang, tiểu thương chợ An Đông cho biết, hai năm gần đây, chợ tăng lượng hàng cá khô, bò khô từ Campuchia về bán vì tính chất ngon và độc đáo của nó. Người mua cho rằng hàng nhập này ngon hơn hàng trong nước vì đậm đà mùi thịt bò, ăn không ngán, rất lạ miệng. Nếu trước đây thị trường Tết của Việt Nam chỉ có bánh kẹo, nước hoa quả nhập khẩu của Malaysia.

Thì nay, đến cả cá khô cũng nhập từ Malaysia và người bán quảng bá chất lượng ngon hơn hàng cùng loại của Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều loại hàng nông sản như rau gia vị (tỏi, củ hành tím, gừng, củ hàng tây…) trước đây là hàng Trung Quốc, nhưng nay lại có thêm hàng của Myanmar do tiểu thương Trung Quốc làm trung gian đưa vào chợ đầu mối của Việt Nam với giá bằng giá hàng Việt Nam, nhưng hình thức lại ngon hơn, bắt mắt hơn.

Theo một cán bộ Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, hiện nay rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn nhầm lẫn nhiều loại trái cây đặc sản như quả na (mảng cầu gai), thanh long, măng cụt xoài… là chỉ có ở Việt Nam. Thực chất, lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc có nhiều địa phương trồng rất nhiều na, xoài và lượng hàng này xuất sang Việt Nam cũng không nhỏ, lại đang bán với giá còn rẻ hơn giá na Việt Nam.

Điều này cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đang bắt đầu mở cửa, song vẫn còn trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, với nguồn hàng chất lượng cao thấp lẫn lộn. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng chưa thật sự chọn được hàng hóa tốt nhất.

Thanh Trà

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data