agribank-vietnam-airlines

Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ 2,2 nghìn tỷ USD

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ chiếm đa số hôm thứ năm tuần trước (1/10) đã thông qua dự luật về gói kích thích tài chính mới trị giá 2,2 nghìn tỷ USD. Mặc dù đã được thu hẹp khá nhiều so với quy mô 3,4 nghìn tỷ USD của dự luật mà Hạ viện đã thông qua hồi tháng 5, tuy nhiên nó vẫn lớn hơn so với mức mà đảng Cộng hòa có thể chấp nhận.
aa
Quan chức Fed bất đồng về triển vọng kinh tế Mỹ
Kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ 2,2 nghìn tỷ USD

Theo các nguồn tin quen thuộc, đảng Cộng hòa chỉ đề nghị tối đa 1,6 nghìn tỷ USD mà một phần trong đó được chi trả bởi các quỹ cứu trợ doanh nghiệp nhỏ chưa sử dụng. Không những vậy, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện – Thượng nghị sĩ Mitch McConnell - trước đó đã nói rằng, đề xuất của đảng Dân chủ đầy rẫy những “viên thuốc độc” không liên quan gì đến việc cứu trợ đại dịch.

Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện đã cố gắng thông qua gói của riêng họ vào tháng trước, một gói cứu trợ trị giá 650 tỷ USD, nhưng đã bị các đảng viên Dân chủ chặn lại. Có lẽ vì vậy nên không có một đảng viên Cộng hòa nào tại Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ gói cứu trợ này. Các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện mô tả dự luật như một thông điệp chính trị thuần túy trong năm tranh cử. Điều đó cho thấy quan điểm của lưỡng đảng là khá khác biệt.

Tuy nhiên Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi Pelosi đã nhấn mạnh trước cuộc bỏ phiếu của Hạ viện rằng bà vẫn sẽ làm việc trên cơ sở đàm phán cho một dự luật mà cả Hạ viện và Thượng viện có thể thông qua và Tổng thống Trump có thể ký thành luật. “Tôi hy vọng rằng họ có thể tạo ra thứ gì đó. Tôi không bao giờ nói đây là cơ hội cuối cùng”.

Bà cũng khẳng định sự không ủng hộ của đảng Cộng hòa không làm cản trở cuộc đàm phán với Nhà Trắng về dự luật mà Tổng thống Donald Trump có thể ký thành luật. Bà đã thảo luận trực tiếp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm thứ Tư và tiếp tục nói chuyện với ông vài lần qua điện thoại vào thứ Năm.

Thế nhưng các cuộc đàm phán với Nhà trắng cho đến nay vẫn không thể thu hẹp bất đồng giữa hai bên về quy mô cũng như nội dung của gói cứu trợ. Trong khi chính quyền của ông Trump từ chối quy mô viện trợ mà đảng Dân chủ muốn dành cho chính quyền địa phương, còn bà Pelosi lại yêu cầu chấm dứt việc giảm thuế mà theo bà chỉ dành cho những người giàu có.

Chưa kể chỉ còn 33 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống và quốc hội, trong khi Quốc hội Mỹ dự kiến cũng sẽ hoãn lại hoạt động của mình trước giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử. Thời gian không còn nhiều. Trong khi các nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4 năm nay sau khi lưỡng đảng vẫn đang bất đồng về một gói cứu trợ tài chính khác.

Các dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy tác động khá mờ nhạt của gói cứu trợ trị giá 2 nghìn tỷ USD được ban hành hồi tháng 3. Đặc biệt thu nhập của người Mỹ đã giảm mạnh nhất 3 tháng trong tháng 8 sau khi gói trợ cấp thất nghiệp bổ sung của Chính phủ hết hạn.

Mặc dù Tổng thống Trump và các trợ lý của ông vẫn tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế Mỹ, các công ty lớn đã thông báo cắt giảm việc làm trong những ngày gần đây. Chẳng hạn Walt Disney cho biết hôm thứ Ba tuần trước họ sẽ cắt giảm 28.000 công nhân; trong khi American Airlines Group Inc. cho biết vào tối thứ Tư tuần trước rằng họ bắt đầu cho nghỉ việc tạm thời 19.000 nhân viên; United Airlines Holdings Inc. cũng đang lên kế hoạch cắt giảm hơn 13.000.

Theo một số nhà phân tích chính trị, uy tín chính trị của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện ít bị tổn hại hơn so với Nhà Trắng và Đảng Cộng hòa khi gói cứu trợ mới đang rơi vào bế tắc.

Tuy nhiên cuộc thăm dò của Financial Times-Peterson Foundation vào giữa tháng 9 cho thấy 89% những người được hỏi cho biết cần phải có một gói cứu trợ khác. Đối với việc không đạt được thỏa thuận, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa được coi là có trách nhiệm như nhau.y

Mai Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data