Hà Nội sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để chống dịch tả lợn châu Phi
![]() | Triển khai đồng bộ các giải pháp khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố có 1 ổ dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại hộ nuôi của ông Nguyễn Thái Sơn, tổ 17, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Tổng đàn của cơ sở này là 25 con, gồm 5 lợn nái, 20 lợn thương phẩm, chết 3 con. Sau khi nhận được thông tin, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các đơn vị kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Qua kiểm tra xác minh nguyên nhân chính đàn lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể do việc sử dụng thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, bếp ăn tập thể, khi sử dụng không được nấu chín.
Ngành nông nghiệp thành phố đã phối hợp với địa phương tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn chết theo quy định. Đồng thời, triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, gồm: rà soát, thống kê, ký cam kết, lập chốt kiểm dịch kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch; tuyên truyền hướng dẫn, lấy mẫu giám sát tại các hộ chăn nuôi lợn xung quanh, tổ chức khử trùng tiêu độc tại hộ… Bên cạnh đó, đôn đốc hướng dẫn các huyện thực hiện Công điện khẩn số 08/CĐ-UBND ngày 22/2/2019 của Chủ tịch UBND thành phố. Tập trung tuyên truyền theo hướng dẫn để người dân không hoang mang, tích cực áp dụng các biện pháp về chuyên môn. Thực hiện 5 không (không giấu dịch, bán chạy, không vận chuyển lợn ốm chết, không giết mổ lợn ốm chết, không cho ăn thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt). Tại hội nghị, lãnh đạo Sở NN&PTNT cũng kiến nghị thành phố cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức ngăn chặn, khống chế dịch tả lợn Châu Phi không để lây lan trên diện rộng. Thành phố cấp kinh phí bổ sung để mua trang thiết bị, thuốc sát trùng, máy phun thuốc tiêu độc… phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Trong trường hợp cấp bách đề nghị UBND thành phố cho thực hiện phương thức chỉ định thầu. Về hỗ trợ, Sở cũng đề xuất hỗ trợ theo mức giá bằng 80% giá thị trường đối với lợn con và lợn thương phẩm. Đề nghị thành phố lập tổ kiểm dịch động vật liên ngành lưu động để tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn trên các trực đường giao thông, các đường ngang, đường tắt. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu yêu cầu các địa phương bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thành phố, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và ở các địa phương cũng cần tuyên truyền đến tận thôn, xã về công tác phòng chống dịch bệnh để người dân hiểu rõ về dịch tả lợn châu Phi. Đối với công tác hỗ trợ khi xảy ra dịch bệnh, các đơn vị triển khai kịp thời để người dân được yên tâm tái đầu tư sản xuất, đối với lợn nái, lợn giống cần có phương án để sẵn sàng hỗ trợ gấp từ 1,8-2 lần giá lợn trên thị trường. Trước mắt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP yêu cầu quận Long Biên và các quận huyện khác chuẩn bị sẵn nguồn ngân sách dự phòng để thực hiện phòng chống dịch bệnh. Ở các chốt chặn cần phải được kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc gia cầm, thậm chí kiểm soát ở các nhà hàng, các chợ và tiến hành rà soát các trang trại, chăn nuôi. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm dịch động vật từ nơi chăn nuôi đến nơi giết mổ, kiểm tra những trang trại đủ điều kiện hoạt động, số lượng lợn xuất chuồng. Sở NN&PTNT thực hiện chuỗi liên kết, để truy xuất nguồn gốc xuất xứ… cấp phép, mã code những cơ sở đủ điều kiện, để người bán và người tiêu dùng yên tâm sử dụng. Ngoài ra, đồng chí cũng yêu cầu lực lượng công an cần tích cực vào cuộc phối hợp với các đơn vị tăng cường kiểm tra. Các quận, huyện và các sở ngành thực hiện chế độ báo cáo 24/24,để thành phố kịp thời có hướng xử lý khi có sự cố xảy ra. Để công tác phòng chống dịch được hiệu quả, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP yêu cầu các đơn vị cần tích cực công tác vệ sinh tiêu độc, thực hiện bố trí đủ nguồn ngoài ngân sách quận, huyện. Đảm bảo kinh phí cho lực lượng túc trực, làm việc ngoài giờ…
Tin liên quan
Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
