agribank-vietnam-airlines

Góp sức đổi thay một vùng quê xứ Nghệ

Đông Dư
Đông Dư  - 
Anh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị, Đảng bộ, chính quyền huyện Anh Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện tất cả các mặt, trong đó chú trọng quan tâm đầu tư, thực hiện các chương trình, dự án điểm như phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, qua đó tạo bước chuyển động rõ rệt, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân.
aa
Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá NHCSXH đã nỗ lực huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách

Theo Bí thư Huyện ủy Anh Sơn, ông Nguyễn Hữu Sáng, do đặc thù địa hình miền núi có nhiều xã, bản biên giới vùng sâu, vùng xa, nên khoảng 15 năm trước đây, Anh Sơn còn là một huyện nghèo, sản xuất kinh tế chủ yếu là thuần nông, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, nhất là tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện gần 11%, riêng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đến 47,11%.

Đúng thời điểm đó, Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn đã kịp thời nắm bắt cơ hội huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung mọi nguồn lực, động viên các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, trong đó có Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tại địa bàn không ngừng phấn đấu, đoàn kết chung sức chung lòng vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

Ông Trần Khắc Thi, Giám đốc NHCSXH huyện Anh Sơn là một trong số cán bộ tín dụng chính sách sinh ra, trưởng thành và gắn bó gần 2 thập kỷ liên tục với công cuộc xóa đói giảm nghèo nơi miền tây xứ Nghệ cho biết, những năm qua, NHCSXH luôn vượt qua mọi khó khăn sớm hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều năm liền, góp phần thiết thực đẩy lùi nghèo nàn, dựng xây cuộc sống mới tươi đẹp, yên bình.

Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà, ở thôn 8, xã Khai Sơn
Mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà, ở thôn 8, xã Khai Sơn

Nổi bật về hoạt động của NHCSXH huyện Anh Sơn, tính đến tháng 11/2024 huy động được nguồn vốn tín dụng chính sách 690.460 triệu đồng, hoàn thành 100%, tăng 51.534 triệu đồng so với đầu năm, hoàn thành 100% kế hoạch giao tăng trưởng cả năm, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh, huyện, cá nhân đạt 14.486 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,09% tổng nguồn vốn (bao gồm ngân sách tỉnh 10.424 triệu đồng, ngân sách huyện 4.062 triệu đồng), tăng 3.400 triệu đồng so với đầu năm, hoàn thành 108% kế hoạch. Tổng doanh số cho vay 11 tháng qua là 190.025 triệu đồng, với 2.830 lượt khách hàng vay vốn thuộc 18 chương trình tín dụng chính sách tại 155/155 thôn bản, thông qua 290 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), vượt kế hoạch cả năm 2024.

Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, chương trình đã nhận được sự vào cuộc tích cực và sâu rộng của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với tín dụng chính sách xã hội; dòng vốn tín dụng chính sách trên quê hương Anh Sơn cùng các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước đã tăng thêm hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, đến nay, nguồn vốn ngân sách do UBND huyện Anh Sơn chuyển sang NHCSXH là 4.062 triệu đồng, góp phần vào việc cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội thêm hiệu quả. Đến nay, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 675.000 triệu đồng, tăng 344.000 triệu đồng so với thời điểm trước Chỉ thị số 40, cùng hơn 10.000 khách hàng có dư nợ.

NHCSXH huyện Anh Sơn giao dịch tại xã
NHCSXH huyện Anh Sơn giao dịch tại xã

Rõ ràng, công tác tín dụng chính sách ở Anh Sơn có bước chuyển biến tích cực từ việc hội tụ các nguồn lực tài chính về một đầu mối NHCSXH, đến sự đổi mới quy trình thủ tục, phương thức truyền dẫn vốn và cấp vốn chính sách. Song hành với thực hiện mục tiêu tập trung huy động nguồn vốn, NHCSXH huyện Anh Sơn đã xây dựng mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Đó là mạng lưới hoạt động của NHCSXH có độ che phủ rộng khắp toàn địa bàn với các Điểm giao dịch tại xã làm điều kiện tiên quyết xóa tình trạng vùng trắng về tín dụng của Nhà nước, đồng thời còn tạo điều kiện cho người nghèo, bà con đồng bào DTTS tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn chính sách. Việc NHCSXH cùng các tổ chức chính trị xã hội ký kết lại hợp đồng ủy thác cho vay vốn chính sách đã làm tốt hơn công việc truyền dẫn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, thế nên năm 2024 được nhận ủy thác hơn 682.114 triệu đồng, chiếm 99,75% tổng dư nợ của NHCSXH. Cùng với đó, các tổ TK&VV được củng cố, kiện toàn đã đảm bảo đủ 3 tiêu chí hoạt động: đủ số thành viên, tổ trưởng có năng lực quản lý kinh tế, thực hiện việc bình xét, đối tượng vay vốn chính sách công khai, dân chủ, hạn chế cho vay sai đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, giảm khá nhiều số tiền nợ khoanh, nợ quá hạn.

Nhờ có mô hình tổ chức quản lý phù hợp với mạng lưới rộng khắp nên những người làm tín dụng chính sách ở Anh Sơn chẳng quản ngại khó khăn do thiên tai, dịch bệnh gây ra, đã bền bỉ, tận tâm chuyển tải tất thẩy nguồn vốn về 21 Điểm giao dịch xã, thị trấn, phân bổ tới 290 Tổ TK&VV ở thôn bản, giúp hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS khó khăn khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định, nâng cao cuộc sống. Dòng vốn chính sách được khơi thông, chảy đều đặn. 100% người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, có điều kiện đã được tiếp cận với chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Không hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS khó khăn nào bị bỏ lại phía sau.

Đơn cử, Hùng Sơn là xã miền núi, nằm phía tả ngạn sông Lam, cách trung tâm huyện Anh Sơn 15km với 1/3 dân số là đồng bào thiên chúa giáo, trước đây có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Sau khi được thụ hưởng các chính sách đầu tư của Nhà nước, trong đó có hàng chục tỷ đồng vốn tín dụng chính sách, Hùng Sơn như khoác lên mình chiếc áo mới. Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, “biến đồi trọc thành đồi triệu”, với 600 ha cây chè sạch, 700 ha cây keo nguyên liệu giấy xanh tốt và xây dựng nhiều mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 56 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm đến nay chỉ còn chiếm 3,4% và toàn xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Điển hình cho ý chí vượt khó làm giàu là ông Nguyễn Trọng Tiến, thôn 8 xã Khai Sơn, đã sử dụng 70 triệu đồng vốn vay của NHCSXH huyện Anh Sơn đầu tư chăn nuôi bò sinh sản kết hợp với cải tạo đất đồi thành vườn ươm keo giống. Nhờ sản xuất phát triển, kinh tế gia đình khấm khá, ông Tiến trả được nợ, thoát nghèo.

Được tiếp cận nguồn vốn vay NHCSXH, chị Nguyễn Thị Thu Hà, cũng ở thôn 8 xã Khai Sơn, đã có bước khởi đầu thuận lợi. Năm 2023, từ nguồn vốn vay NHCSXH 100 triệu đồng, gia đình chị đã đầu tư mua 10 con lợn sinh sản, 500 con gà Sao nuôi thịt, 50 con gà H’mông. Đến cuối năm 2024, gia đình chị Hà đã xuất bán 3 lứa lợn thịt, tổng mỗi lứa 50 con.

Thực tế ngày nay, những người làm tín dụng chính sách ở huyện Anh Sơn làm được khá nhiều việc lợi ích cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đánh thức khát vọng vươn lên đổi thay, làm giàu của các thôn bản khó khăn.

Từ việc hội tụ được nguồn lực, đổi mới phương thức truyền tải tín dụng chính sách trong năm 2024 nhìn rộng ra cuộc hành trình 22 năm ròng rã hoạt động, NHCSXH huyện Anh Sơn đã trọn vẹn với công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Trên miền quê này đến nay đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,6%, nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển mới, công nghiệp, du lịch, dịch vụ được mở rộng, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đạt thành quả cao, ấn tượng. Tất cả có phần đóng góp quan trọng của dòng vốn tín dụng chính sách.

Cuộc hành trình của tín dụng chính sách ở Anh Sơn tuy gian khó nhưng tạo ra những điểm sáng, gây ấn tượng tốt đẹp. Dòng vốn từ NHCSXH đã và đang chảy đều, giúp cho cuộc sống người nghèo và đồng bào các dân tộc ngày càng no đủ, an lành.

Cùng với cuộc hành trình tiếp diễn, những người làm tín dụng chính sách huyện Anh Sơn phấn đấu tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 30/10/2024, tập trung huy động mọi nguồn lực, truyền tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thu hưởng, về tận vùng miền xa xôi, đóng góp tích cực, hiệu quả hơn cho mục tiêu giảm nghèo, tạo lực đẩy góp phần xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.

Đông Dư

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data